Ảnh minh họa
Trong cuốn sách "Giáo dục của Karl Witter" của học giả người Đức - Kart Witter được viết vào năm 1818 có nói rằng, một trong những phương pháp giáo dục tốt nhất giúp trẻ con lớn lên thành tài và nên người chính là đừng đánh giá thấp khả năng của chúng. Và đặc biệt việc làm đầu tiên bố mẹ cần lưu ý chính là phải tôn trọng con trước rồi sau đó mới mong chúng nghe lời.
Có một cậu bé 2 tuổi, vì đòi một bữa ăn nhẹ mà cậu đã khóc thét lên, người mẹ thấy thế liền đáp ứng yêu cầu của con. Như mọi gia đình khác, tiếng khóc của trẻ con đối với bố mẹ là một cuộc chiến thách thức sức mạnh, và trong cuộc chiến này, trẻ con phải giành được phần thắng. Tuy nhiên, nếu chúng 14, 15 tuổi mà bố mẹ vẫn dùng phương pháp này thì chắc chắn chúng sẽ trở thành người thô lỗ.
Trẻ con luôn biết rằng tiếng khóc của chúng có quyền năng và sẽ đạt được điều mà mình muốn. Sau khi lớn lên, chúng có thể có những hành động vô lễ khác không chỉ đối với bố mẹ mà còn đối với những người xung quanh.
Các bậc phụ huynh nên biết rằng, quan hệ của bố mẹ và con cũng có ảnh hưởng đến quan hệ của chúng và những người xung quanh trong tương lai. Vì vậy, những lúc con quấy và đòi những thứ chúng cần, nếu thấy không hợp lý, bố mẹ phải kiên quyết không đáp ứng. Chỉ có vậy, chúng mới biết rằng tiếng khóc của mình không có tác dụng.
Trong mọi hoàn cảnh, bố mẹ cần đề cao việc dạy dỗ về nhận thức và phẩm chất của con cái. Có một người đàn ông từng hỏi tác giả Kart Witter về cách làm thế nào để giáo dục một đứa trẻ nên người khi chính ông là người bỏ qua sự tôn trọng của con dành cho mình. Người đàn ông chia sẻ: "Con trai tôi sinh ra đã có tính ngỗ nghịch.
Càng lớn thằng bé càng không ngoan, tính tình tham lam, ích kỷ, hay gắt gỏng với bố mẹ. Những lúc con trai làm sai, tôi không dám la mắng nó. Bây giờ thằng bé đã 20 tuổi, thường hay mất bình tĩnh hoặc lớn tiếng với bố mẹ". Cuối cùng lý do là vì sao?
Tác giả tin rằng, nếu bố mẹ muốn con cái tôn trọng mình thì bản thân bố mẹ cần phải tôn trọng chúng từ khi còn nhỏ, và để chúng biết tôn trọng người khác là như thế nào. Chẳng hạn như, nếu con trẻ chẳng may làm rơi đồ hay vô tình làm sai việc gì đó, bố mẹ không nên đổ lỗi, trách mắng, trừng phạt mà chỉ nên nhắc nhở sau này phải cẩn trọng, không được để mắc lại sai lầm cũ. Chỉ cần bố mẹ tôn trọng con trẻ, chúng sẽ tự khắc tôn trọng lại bố mẹ. Khi chúng lớn lên, bố mẹ nói gì chúng cũng sẽ nghe lời.
Nhiều phụ huynh không chú ý đến trách nhiệm nuôi con từ khi còn nhỏ. Đa số họ cho rằng trẻ con không hiểu được ý thức trách nhiệm là gì, và điều đó khiến tư tưởng của chúng bị lệch lạc, sau nay có hối hận cũng đã muộn màng. Những đứa trẻ không có ý thức trách nhiệm, không nhận ra được giá trị của bản thân, sẽ không tìm thấy được chỗ đứng trong xã hội, từ đó sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cám dỗ mà không thể quay đầu lại.
Ảnh minh họa
Những lúc bố mẹ buồn phiền, con cái thường hỏi: "Bố mẹ bị sao vậy? Bố mẹ không vui à?". Đây là một biểu hiện tích cực, và là sự quan tâm của con dành cho bố mẹ. Khi nghe được những câu này, bố mẹ nên tích cực đón nhận và trả lời chúng một cách chân thành nhất. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ nói rằng: "Bố mẹ chẳng sao cả. Chuyện người lớn, con không hiểu đâu".
Tất cả những điều này sẽ khiến cho trẻ có cảm giác rằng mọi thứ trong gia đình đều không liên quan đến chúng. Chúng chỉ cần yên lặng, không làm phiền bố mẹ là đủ rồi. Trên thực tế, khả năng hiểu biết của trẻ mạnh mẽ hơn nhiều người nghĩ. Vì vậy, việc bố mẹ bỏ qua sự quan tâm của trẻ sẽ khiến chúng mất đi ý thức trách nhiệm của chính mình.
Có một cậu bé 16 tuổi từng chia sẻ về nỗi đau khổ của mình với tác giả khi người bố suốt ngày say rượu, về nhà đánh đạp vợ con. Đến một ngày, cậu bé không thể chịu đựng được nữa và đã lớn tiếng hỏi tại sao bố lại làm như vậy.
Người cha đáp: "Con còn mặt mũi hỏi câu này sao? Những gì con cần làm là phải kiếm tiền nuôi sống bản thân và em gái kìa". Sau khi nghe được, cậu bé rất buồn, hóa ra từ trước đến nay cậu không hề hay biết gì về trách nhiệm này.
Bố mẹ chưa bao giờ dạy cậu phải làm gì, cậu chỉ biết ra ngoài rồi về nhà ăn. Cậu bé cảm thấy nếu ai đó dạy cho mình biết phải làm gì, thì cậu sẽ chăm sóc được mẹ và em gái. Giờ đây, cậu cảm thấy như mình là một tội nhân. Trên thực tế, cậu bé này vốn là chàng trai thuần khiết, lương thiện, nhưng vì không có được sự giáo dục đúng đắn nên đã lãng phí thời gian, trở thành đứa trẻ không nên người.
Sau cùng, tác giả đã cố gắng hết sức để giúp cậu bé tìm hiểu kiến thức và nói cho cậu biết về giá trị cuộc sống thật sự. Cuối cùng, những nỗ lực của cậu bé đã giúp bố thay đổi thói quen uống rượu, để mẹ và em gái có cuộc sống hạnh phúc