Cha mẹ hãy bớt nói “Đừng” để trẻ trưởng thành hơn

GD&TĐ - Với rất nhiều cha mẹ, nói "Đừng" là một cách bảo vệ con tối ưu mà không biết rằng chính điều đó vô tình ngăn cản sự trưởng thành, hạnh phúc của trẻ.

Cha mẹ hãy bớt nói “Đừng” để trẻ trưởng thành hơn

Lo sợ con không an toàn khi ngoài vòng tay mình là nguyên nhân khiến cha mẹ Việt luôn bao bọc con một cách thái quá.

Một lần, trong chuyến đi ngắn ngày tới Nhật Bản, tôi rất ngạc nhiên nhìn cách cậu bạn dạy con mình. Thay vì ngăn nhóc con nghịch bẩn, cậu lại khuyến khích bé tham gia nhiều hoạt động tập thể, để con đùa nghịch với đất bẩn, chạy chân trần. Trước ánh mắt ngạc nhiên của tôi, bạn tôi giải thích: “Bên này, bọn trẻ con đều được khuyến khích làm như vậy. Thậm chí ở các trường tiểu học, còn có nghiên cứu rằng tụi nhóc hiếu động, thích chạy chân trần còn có kết quả học tập tốt hơn những trẻ khác”

Nhìn xung quanh, nghĩ về cách bạn bè mình nuôi con, tôi thấy đúng là có khác biệt rất lớn. Vẫn nghĩ các bậc cha mẹ bây giờ, hẳn phải nuôi dạy con với kiến thức tốt hơn ngày xưa, được tham khảo nhiều cách giáo dục ở nước ngoài. Nhưng xem ra nhiều cha mẹ Việt vẫn chọn lựa cách rất cũ để dạy con: bảo bọc con một cách thái quá.

“Ngày xưa, các cụ nuôi bọn mình kiểu tự nhiên, cần gì phương pháp mà vẫn khôn lớn đấy thôi”. Cô bạn học cũ trợn tròn mắt, nhìn tôi như thể người ngoài hành tinh khi nghe câu nói đó. “Xưa khác, nay khác”. Theo bạn tôi, chất lượng cuộc sống tốt lên, cha mẹ có thêm điều kiện chăm chút cho con mình là điều dễ hiểu.

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, chăm sóc con khác với bao bọc con quá mức. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu này, cha mẹ cần kiểm tra lại cách nuôi dạy con của mình:

- Luôn bị “ám ảnh” vì con, dành quá nhiều thời gian để chăm con.

- Luôn lo sợ con bị ảnh hưởng bởi những nguy cơ xã hội: sợ con đi học bị tai nạn, sợ con gặp người xấu…

- Làm thay trẻ tất cả công việc, trong khi đó là những việc trẻ có thể tự làm.

- Luôn chỉ dẫn trẻ phải làm gì, ngăn cấm trẻ, khiến trẻ trở nên thụ động.

Theo các chuyên gia tâm lý và các nhà giáo dục, chính cách dạy con kiểu bao bọc thái quá là nguyên nhân khiến trẻ trở nên yếu ớt, mất sức đề kháng khi gặp phải những thay đổi trong cuộc sống.

Thay vì trang bị các kỹ năng sống, cha mẹ lại chọn cách bảo vệ con trong “vòng tròn bảo vệ” của mình. Đó thực sự là cách bảo vệ rất nguy hiểm, vô tình tước đi cơ hội được phát triển của con trẻ.

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 3.

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 4.

Theo báo cáo năm 2013 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc UNICEF, trẻ em Hà Lan hạnh phúc nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu khẳng định trẻ ở đây đang đi trước bạn bè khi so sánh với 29 nước giàu nhất thế giới. (Nguồn: https://www.unicef.org/ )

Trong văn hóa Hà Lan, trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm. Phụ huynh xem con là những cá nhân riêng biệt thay vì là "phần mở rộng" của bản thân. Họ hiểu rằng thành công không đảm bảo hạnh phúc, nhưng hạnh phúc có thể nuôi dưỡng thành công.

Ở đó, trẻ không bị đặt nặng áp lực học tập. Chương trình học cho phép trẻ dần làm quen với các môn như viết và số học. Một đứa trẻ đọc chậm hơn sẽ chẳng gặp vấn đề gì như bị so sánh với các trẻ khác.

Đặc biệt, các hoạt động “cùng con” rất được khuyến khích ở đất nước cối xay gió. Người dân nước này quan niệm chỉ có những bố mẹ hạnh phúc mới tạo ra được lũ trẻ hạnh phúc. Với vai trò ngang nhau, các ông bố cũng dành nhiều thời gian hoạt động, chơi cùng con như những bà mẹ, và họ không hề ngại ngần về điều này.

Bên cạnh đó, trẻ em được khuyến khích hành động tự phát. Chơi đùa tốt hơn là lặng lẽ vâng lời. Con trẻ được khuyến khích tìm cảm hứng từ thế giới xung quanh và học hỏi từ đó. Lũ trẻ có thể ồn ào, không vấn đề gì. Các con cũng được khuyến khích tranh luận dựa trên tinh thần xây dựng. Trẻ không bị áp đặt kỷ luật hà khắc, nhưng ý thức được đâu là những hành vi đúng đắn còn đâu là hành vi sai lầm.

Và đặc biệt, các bạn nhỏ luôn được khuyến khích ra ngoài, làm bạn với tự nhiên để có được sự phát triển hài hòa.

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 5.

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 6.

Thay vì đưa ra mệnh lệnh, gò ép trẻ vào những khuôn mẫu có sẵn, cha mẹ nên là người đồng hành cùng con, lắng nghe và cùng con trải qua một số sự kiện đặc biệt trong đời. Cũng như đem đến cho trẻ những trải nghiệm đáng nhớ.

Cách bạn nuôi dạy đứa trẻ ngay từ bây giờ chính là tấm gương phản chiếu rõ nhất đứa trẻ sau này. Gần đây, khi đọc được dòng chia sẻ trên facebook của một “hot mom”, tôi rất tâm đắc với quan điểm: Hãy nuôi dạy con kiểu mũi tên (hướng con tới những việc có ích, làm việc có mục đích và có kế hoạch phát triển) thay vì dạy con theo kiểu boomerang (đứa trẻ lặp lại những hành vi do được bao bọc quá đà, lớn lên chỉ như những đứa trẻ to xác và hoàn toàn thiếu mục đích sống).

Bí quyết dạy con cha mẹ nào cũng cần: Bớt nói Đừng để trẻ trưởng thành hơn - Ảnh 7.

Các nghiên cứu về giáo dục hiện đại chỉ ra rằng, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể cùng con tham gia vào các trải nghiệm về tài chính, công nghệ và thể chất. Thay vì chỉ chơi game, đứa trẻ có thể được gợi ý về một số trang thú vị, hấp dẫn để tìm hiểu về thế giới xung quanh trên iPad, máy tính.

Hoặc cha mẹ có thể hình thành cho con tư duy sử dụng tài chính từ sớm như dạy trẻ cách phân biệt các loại tiền, gợi ý trẻ có những khoản tiết kiệm nhỏ để mua thứ mình thích, hay xây dựng kế hoạch tài chính để mua một món đồ nào đó.

Đặc biệt, cha mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động thể chất. Bên cạnh các hoạt động leo núi, dã ngoại, cha mẹ có thể cùng con tham gia một môn thể thao, hoặc chơi các trò chơi ngoài trời.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ