Những cạm bẫy kỳ bí trong các lăng mộ pharaoh

Để bảo vệ giấc ngủ của các vị pharaoh, người Ai Cập cổ đại đã tạo những cạm bẫy "chết người" trong lăng mộ.

Những cạm bẫy kỳ bí trong các lăng mộ pharaoh

Theo người Ai Cập cổ đại, khi con người chết đi, họ sống trên trần gian như thế nào thì cuộc sống ở phía bên kia thế giới cũng giống như vậy.

Vì vậy, họ phải giữ cho thân thể của mình nguyện vẹn để hưởng thụ cuộc sống thần linh. Những kẻ phá hoại giấc ngủ của họ là những kẻ đáng phải gánh chịu những lời nguyền khủng khiếp.

Dưới đây là những cái bẫy được giăng sẵn để trừng trị bất cứ kẻ nào dám quấy phá giấc ngủ của các vị pharaoh và vua chúa Ai Cập tối cao:

1. Bẫy "vô hình"

Bẫy lời nguyền

"Lời nguyền" là cạm bẫy phổ biến nhất trong các lăng mộ pharaoh ở Ai Cập. Dù không thể kiểm chứng rằng có hay không sự ảnh hưởng từ lời nguyền nhưng rõ ràng, thực tế đã cho thấy có một số sự kiện không thể giải thích nổi.

Quan tài mạ vàng của một pharaoh

Quan tài mạ vàng của một pharaoh

Và lời nguyền bí ẩn gây nên hàng loạt cái chết đầy đau đớn cho những người "cả gan" quấy rối giấc ngủ của hoàng đế Ai Cập là tại lăng mộ của Vua Tut - vị pharaoh trẻ tuổi nhất lịch sử Ai Cập.

Người ta cho rằng thầy tu lập lời nguyền xung quanh khu chôn cấp để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Bất kỳ ai bước vào quấy rầy lăng mộ và xác ướp đều bị "lời nguyền của pharaoh" ám, sẽ gặp vận rủi và bất đắc kỳ tử.

Người Ai Cập phát nguyền khi tổ chức nghi lễ bảo vệ khu chôn cất. Lời nguyền được ghi trong nhà thờ của lăng mộ, trên tường, cánh cửa giả, bia, tượng, đôi khi là quan tài.

Bên trong lăng mộ của Vua Tut ở Ai Cập, có lời nguyền đe dọa bất cứ ai dám xâm phạm đến "giấc ngủ" của vị pharaoh này: "Bất kỳ kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".

Howard Carter (1874 -1939) - nhà khảo cổ học và Ai Cập học người Anh - đã thực hiện một cuộc thám hiểm gây chấn động thế giới vào năm 1923 tại lăng mộ Vua Tut.

Những cái chết bí ẩn...

Niềm vui sau khi khai quật được lăng mộ của vị pharaoh sau hơn 3.000 năm chôn sâu trong miền cát sa mạc chưa được "tày gang", thì rất nhiều cái chết đã linh ứng, khiến cả thế giới một lần nữa phải bàng hoàng.

"Nạn nhân" đầu tiên là con chim hoàng yến mà ông Howard Carter rất yêu quý bị rắn hổ mang ăn thịt.

Phiến đất sét ghi lời nguyền trong lăng mộ Tutankhamen. Ảnh: Ancient

Phiến đất sét ghi lời nguyền trong lăng mộ Tutankhamen. Ảnh: Ancient

Nạn nhân tiếp đến chính là nhà quý tộc Lord Carnarvon - nhà tài trợ cho cuộc khai quật. Ông bị chết vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, rất nhiều người đã chết sau cuộc đào mộ thành công đó.

Hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.

Đúng lúc Lord Carnarvon trút hơi thở cuối cùng thì cả Cairo (thủ đô của Ai Cập) xảy ra vụ kỳ lạ xưa nay chưa hề có. Tất cả điện tại thủ đô tắt hết, nhấn chìm toàn thành phố trong bóng đêm mịt mù. Người ta điều tra tìm nguyên nhân mà không biết tại sao.

Cùng thời gian đó tại London, con chó mà Lord Carnarvon thương mến tự nhiên hú lên rồi quay vòng ít cái và tắt thở.

Howard Carter bên phần xác ướp của Vua Tut

Howard Carter bên phần xác ướp của Vua Tut

Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng qua đời vì hôn mê sâu không rõ nguyên nhân.

George Gould - bạn của Lord Carnavon - nhìn vào ngôi mộ và ngay hôm sau, ông lên cơn sốt cao rồi qua đời. Bác sĩ của George Gould cũng chết không lâu sau đó.

Daoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp pharaoh, không lâu sau đó, ông ta suy nhược và qua đời.

Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Hiển nhiên, ông ta là người kế tiếp. Vài hôm sau đó, ông ta đã treo cổ tự tử.

Chỉ trong vòng 2 năm, sau khi ngôi mộ được khai quật, đã có 22 người chết không rõ nguyên nhân.

Những cái chết này như một sự báo hiệu về lời nguyền trừng phạt đáng sợ của vị vua Ai Cập cổ.

Dù bất kể là ai, những kẻ quấy rầy giấc ngủ của pharaoh đều nhận cái chết đau đớn

Dù nhiều nhà khoa học cho rằng chuỗi cái chết theo sau sự kiện mở hầm mộ Vua Tut là do những người tham gia đã nhiễm một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ gây nên.

Tuy nhiên, những bí ẩn của một nền văn minh cổ đại vẫn nguyên vẹn là một điều khiến chúng ta chưa thể giải mã được hết.

2. Bẫy "hữu hình"

Bẫy rắn

Rắn độc là một trong những vũ khí hữu hiệu được sử dụng để ngăn chặn những kẻ xâm nhập vào lăng mộ, đặc biệt là trong các khu lăng mộ Ai Cập cổ đại.

Rắn hổ mang - loài vật canh giấc ngủ cho pharaoh Ai Cập

Rắn hổ mang - loài vật canh giấc ngủ cho pharaoh Ai Cập

Chúng là những con rắn cực độc - thường là rắn hổ mang - với vết mổ chết người. Người Ai Cập cổ đại nói rằng rắn hổ mang là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ pharaoh. Chúng được huấn luyện sẽ xuất hiện và tấn công bất kỳ người nào xuất hiện.

Người Ai Cập cổ thường sử dụng hàng chục đến hàng trăm con rắn kịch độc để "canh gác" giấc ngủ của các vị pharaoh.

Tuy nhiên, bẫy rắn chỉ tồn tại được một thời gian ngắn hoặc chỉ có trên phim ảnh vì rắn không thể sống trong nhiều năm mà không được cung cấp thức ăn.

Ngoài rắn, người Ai Cập cũng hay sử dụng bọ cạp để trừng trị những kẻ quấy rầy giấc ngủ tại các lăng mộ của pharaoh và các vị vua chúa.

Những con bọ cạp hung hãn với nọc độc gây chết người là cách mà người xưa cảnh báo về những kết cục đau thương cho những tên trộm lăng mộ.

Bẫy chất độc

Rất nhiều lăng mộ Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng loại bẫy này như hệ thống lăng tại ốc đảo Baharia, Tây Ai Cập. Theo đó, người xưa thường rải lên sàn nhà bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn.

Hình ảnh mô phỏng bên trong lăng mộ ở Ai Cập

Hình ảnh mô phỏng bên trong lăng mộ ở Ai Cập

Nếu kẻ xâm nhập hít phải bột này, cơ thể sẽ bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.

Năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass - một nhà khảo cổ học tại Ai Cập - đã trải nghiệm điều này. Khi khám phá một lăng mộ tại ốc đảo Baharia, ông và cộng sự đã buộc phải rút lui sau khi nhìn thấy các cổ vật bị chôn lấp sau một lớp hematite dày khoảng 20cm.

Ngoài bẫy chất độc hematite, người Ai Cập cổ sử dụng bẫy dây. Loại bẫy này được tạo từ những sợi dây thép rất mỏng, sắc, được treo ngang tầm cổ nhằm mục đích "cắt đầu" những kẻ xâm nhập bất cẩn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bẫy dây thường được ngụy trang bởi bóng tối hoặc khu vực bị hạn chế tầm nhìn, khiến nạn nhân không kịp đề phòng. Đây cũng là một trong những loại bẫy hiệu quả nhất, theo đánh giá từ các chuyên gia.

Bên cạnh đó, một số lăng mộ cổ ở Ai Cập cũng sử dụng bẫy hố để ngăn chặn trộm tiếp cận các vị vua. Hố thường sẽ có độ sâu khoảng 3m, độ rộng tùy thuộc vào diện tích lăng mộ và ở dưới sẽ được cắm chông sắt hoặc đao, kiếm... sắc nhọn.

Theo soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ