Chuyện kim cương từ trên trời rơi xuống là có thật?

Người Việt có câu "chắc tiền từ trên trời rơi xuống" nhằm ám chỉ không có gì là miễn phí. Thế nhưng trong một số trường hợp cực kỳ hãn hữu, điều trên vẫn có thể xảy ra, mà kim cương là một ví dụ.

Chuyện kim cương từ trên trời rơi xuống là có thật?

Đó là trường hợp của thiên thạch 2008 TC3 (hay Almahata Sitta) khi nó rơi vào bầu khí quyển Trái Đất và nổ tung trên bầu trời sa mạc Nubia (Sudan) cách đây 7 năm trước. 

Nhưng điều đặc biệt của Sitta khi đây là lần đầu tiên một thiên thạch được phát hiện và theo dấu cho đến tận khi nó rơi vào hành tinh này. Ngay lập tức, những người săn thiên thạch kéo nhau đến Sudan để thu thập những mảnh vụn của Sitta.

Ngay sau đó, người ta nhận ra những mảnh vụn của Sitta chứa đầy kim cương. Dù rằng đây không phải là điều lạ lùng, vì nhiều thiên thạch khác cũng như vậy. 

Song những khối kim cương trong Sitta có kích thước lớn hơn đáng kể. Một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt trên.

A bit of the Almahata Sitta meteorite

Những mảnh vỡ của Almahata Sitta tại sa mạc Nubia

Khi các nhà khoa học bắt tay "khám nghiệm hiện trường", họ nhận thấy kim cương trên Sitta không được hình thành theo cách "thông thường" như các thiên thạch khác. 

Về bản chất, kim cương là một dạng thù hình của carbon tương tự than chì. Nhưng kim cương được tạo ra trong môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao. Khi một thiên thạch chứa nhiều carbon rơi vào Trái Đất ở tốc độ cao, nó bị đốt cháy ở nhiệt độ và áp suất rất cao.

Nói cách khác, kim cương trên các thiên thạch khác chỉ được tạo ra khi chúng rơi vào hành tinh, chứ trước đó chưa hề tồn tại. Và chúng cũng không có kích thước lớn do mật độ carbon không đồng đều cũng như không phải nguyên tử carbon nào cũng "có điều kiện" để chuyển thành kim cương. Nhiều hạt kim cương chỉ tồn tại dưới dạng "bụi".

Trong trường hợp của Sitta, các hạt kim cương do các nhà thiên thạch nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp thu thập được tuy không thực sự lớn, nhưng so với các thiên thạch khác, chúng lớn hơn đáng kể. Kích thước trung bình một hạt kim cương của các thiên thạch khác vào khoảng 0,04 mm, nhưng của Sitta lên đến 0,1 mm. 

Ngoài ra, những hạt tinh thể carbon Sitta lại có cấu trúc xếp theo cùng một hướng, cho thấy chúng bị vỡ ra từ cùng một khối lớn. Vì nếu chúng được hình thành độc lập trong quá trình rơi vào bầu khí quyển, không thể nào lại có nhiều mảnh lại có cấu trúc giống nhau được.

Diamond crystal

Tinh thể kim cương được hình thành dưới áp suất lớn và nhiệt độ cao

Các nhà khoa học đi đến kết luận rằng kim cương trên Sitta tồn tại từ trước khi nó va chạm với Trái Đất. Tuy vậy, nó đến từ đâu khi nhiệt độ cao và áp suất lớn vốn là một thứ không tồn tại với các thiên thạch hiện đang có trong Hệ Mặt Trời?

Câu hỏi trên dẫn tới một đáp án duy nhất - Sitta hoặc những thiên thạch có chứa sẵn kim cương trước khi rơi xuống Trái Đất, đều ra đời cùng lúc với những hành tinh của Hệ Mặt Trời. 

Đó là giai đoạn mà những khối đá lớn nhỏ va chạm vào lẫn nhau ở vận tốc cực lớn đã tạo ra nhiệt độ cao và áp suất lớn, giúp hình thành nên những tinh thể kim cương có trong Sitta. 

Song do thiếu "may mắn", những thiên thạch trên không đủ sức để trở thành các hành tinh và chúng tồn tại tới tận ngày nay, trước khi "có dịp" bay vào bầu khí quyển của Trái Đất vào tạo ra cơn mưa... kim cương.

Early Solar System

Thời kỳ "hỗn mang" lúc Thái Dương Hệ hình thành có lẽ đã giúp tạo nên kim cương trên các thiên thạch

Ngoài ra, còn một vấn đề đáng chú ý khác - nếu đã có một thiên thạch như Sitta, ắt hẳn ngoài kia vẫn còn nhiều Sitta 2, Sitta 3... Sitta n với lõi được làm bằng kim cương 4,5 tỷ năm tuổi! 

Và nếu các nhà khoa học có thể xác định được chính xác nơi Sitta đã từng "ở", biết đâu con người lại chẳng tìm thấy một "mỏ" kim cương tận trên trời!

Theo vnreview.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.