Chuyên gia tư vấn, xoa dịu nỗi lo của sinh viên về Covid-19

GD&TĐ - Nhằm tư vấn và xoa dịu nỗi lo của sinh viên về Covid-19, Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Luật TP.HCM vừa tổ chức chương trình “Chuyện nhỏ chuyện to – Không lo Covid-19”.

Hai khách mời giao lưu tại chương trình.
Hai khách mời giao lưu tại chương trình.

Chương trình diễn ra với sự tham gia của hai khách mời: ThS Đặng Hoàng An – cựu giảng viên khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tư vấn viên tổng đài 1002 – Dự án hỗ trợ sức khoẻ tinh thần miễn phí cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid và Diễn viên hài độc thoại Uy Lê – Trưởng nhóm Saigon Tếu.

Mở đầu chương trình, ThS Đặng Hoàng An chỉ ra nguyên nhân cũng như thực trạng về hiện tượng lo âu của sinh viên trong thời điểm bước vào giai đoạn bình thường mới. Cụ thể, ThS An cho biết, những ảnh hưởng của Covid-19 là tiền đề tạo nên các lo ngại chung về sức khoẻ và tinh thần, đặt ra vấn đề về sự thích nghi với thay đổi về môi trường và phương pháp học tập cũng như cản trở các vấn đề liên quan đến thực tập, kiến tập và việc chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp của sinh viên năm cuối.

Đề cập đến mối lo ngại về nguy cơ nhiễm bệnh và tái nhiễm, anh Uy Lê trên cương vị là một diễn viên hài độc thoại, thường xuyên di chuyển nhiều nơi để chuẩn bị cho các buổi diễn chia sẻ rằng việc tự bảo vệ sức khoẻ bản thân vô cùng quan trọng. Tự chăm sóc sức khoẻ không những giúp đảm bảo thể trạng của cá nhân mà còn hạn chế lây nhiễm Covid 19 đến cộng đồng từ đó dần giảm bớt mối lo sợ về việc nhiễm và tái nhiễm.

Nói về các biện pháp để giúp sinh viên vững tâm hơn khi học tập và làm việc giữa thời điểm dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn, ThS Đặng Hoàng An cho biết: Bên cạnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, “vaccine tinh thần” – cụ thể là tư duy tích cực đóng vai trò chín, liều thuốc quý tạo nên sự vững vàng về mặt tâm lý.

Chương trình tư vấn tâm lý: “Chuyện nhỏ chuyện to – Không lo Covid-19” thu hút đông đảo sinh viên.
Chương trình tư vấn tâm lý:  “Chuyện nhỏ chuyện to – Không lo Covid-19” thu hút đông đảo sinh viên.

Bàn về những ảnh hưởng liên quan đến tâm lý, cụ thể là những trở ngại trong giao tiếp do đại dịch Covid-19 gây ra, anh Uy Lê bộc bạch: Các bạn nên xây dựng cho  mình một hệ thống những người có thể cùng chia sẻ (support systems). Có thể bắt đầu với việc trò chuyện cùng những người bạn, người tin tưởng để cùng sẻ chia và đồng cảm rồi từ đó rèn luyện nên tính mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

Trong bối cảnh đại dịch đã tương đối bình ổn và nước ta bước vào giai đoạn bình thường mới, việc đặt ra vấn đề về phương pháp thích nghi với những khó khăn mà Covid-19 đã gây ra là vô cùng cấp thiết. Dựa trên câu chuyện của bản thân, ThS Đặng Hoàng An chia sẻ về tiềm lực bên trong mỗi người, được ví như “mỏ khoáng sản” đầy tiềm năng và chính chúng ta  là người khai thác cũng như tận dụng nó. Bất cứ một thử thách nào cũng có tính hai mặt, một mặt tạo ra sự lo âu, sợ hãi; mặt khác giúp thúc đẩy ý chí và khai thác tiềm lực vô hạn của bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.