Trường ĐH Luật TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế về FTA

GD&TĐ - Ngày 5/11, Trường ĐH Luật TPHCM đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tại Việt Nam: Những thách thức trong lĩnh vực lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ”.

Quang cảnh hội thảo quốc tế FTA do ĐH Luật TPHCM tổ chức
Quang cảnh hội thảo quốc tế FTA do ĐH Luật TPHCM tổ chức

Hội thảo đã thu hút hàng trăm đại biểu tham dự dưới hình thức offline và online.

Tại Hội thảo, các đại biểu trong và ngoài nước đã cùng nhau nhau tập trung thảo luận về các vấn đề như: Tổng quan về các quy quy định về tiêu chuẩn lao động quốc tế và vai trò của chúng đối với thương mại; Những thách thức trong việc thực thi các quy định về tiêu chuẩn lao động trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tại Việt Nam; Tổng quan về tự do hóa thương mại và bảo vệ môi trường; Những thách thức trong việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường trong các FTA thế hệ mới tại Việt Nam.

Đặc biệt, các học giả, chuyên gia luật trong và ngoài nước đã cùng nhau phân tích sâu về việc thực thi các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Hải- Quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, hội thảo nhằm tạo một diễn đàn khoa học cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà làm luật, cơ quan quản lý nhà nước, các giảng viên, sinh viên, cộng đồng các doanh nghiệp, chuyên gia pháp lý cũng như các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam về vấn đề liên quan; đồng thời đóng góp những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật và chiến lược phát triển hiệu quả cho Việt Nam.

“Nếu như Hội thảo năm 2020 chỉ bàn về vấn đề “phi thương mại” trong các Hiệp định FTA nói chung thì Hội thảo năm nay có mức độ phân tích sâu hơn về việc thực hiện các quy dịnh cụ thể về lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ theo quy định của các Hiệp định FTA chiến lược của Việt Nam.

Việc nắm bắt và hiểu rõ các nguyên tắc và quy phạm luật của các FTAs thế hệ mới đối với các lĩnh vực liên quan không chỉ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam (cũng như các cố vấn pháp lý của họ) khi họ tham gia sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu.”- PGS.TS Trần Hoàng Hải nói.

PGS.TS Trần Hoàng Hải- Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM phát biểu khai mạc hội thảo
PGS.TS Trần Hoàng Hải- Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM phát biểu khai mạc hội thảo

Thực tế, thời gian qua Việt Nam đã và đang tích cực đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và coi đó là nền tảng cho chiến lược phát triển quan trọng trong giai đoạn tới để biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất, thương mại quốc tế và một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thống kê sơ bộ Việt Nam đã ký 16 hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có những đối tác quan trọng như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, LB Nga, Trung Quốc, và Úc; đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU-VN FTA.

“Các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho Việt Nam, giúp định hướng hoạt động thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác. Nhưng ở một khía cạnh khác, FTA thế hệ mới cũng đặt ra những quy định và tiêu chuẩn gắt gao đối các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các giá trị cốt lõi của sự phát triển bền vững.

Thực thi đầy đủ các quy định này sẽ giúp nền kinh tế của Việt Nam vận hành hiệu quả và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, các quy định của FTAs cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt như lao động, bảo vệ môi trường và sở hựu trí tuệ”- PGS.TS Trần Hoàng Hải nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.