Chuyên gia tư vấn để có kết quả cao thi đánh giá năng lực

GD&TĐ - Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội), câu hỏi thi đánh giá năng lực hướng tới đánh giá năng lực, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao...

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực chỉ có lợi cho thí sinh và các trường trong các mùa tuyển sinh
Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực chỉ có lợi cho thí sinh và các trường trong các mùa tuyển sinh

Đề thi không phải bài kiểm tra kiến thức

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) – nhấn mạnh: Nếu như cơ sở giáo dục đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực như là phương thức xét tuyển thì thí sinh có thể yên tâm đăng ký dự thi và tham gia kỳ thi ở bất kỳ địa điểm nào phù hợp nhất để đạt kết quả cao nhất.

Thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh lớp 12 đã phần nào "định hướng” theo khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Ở một mức độ nào đó, tất cả các thí sinh đều gặp đôi chút khó khăn giống như nhau với phần Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa).

Tuy nhiên, nếu thí sinh xác định thi đánh giá năng lực thì có thể làm đề thi tham khảo. Từ đó, sẽ thấy được mình cần luyện tập bổ sung những gì. Câu hỏi thi đánh giá năng lực hướng tới đánh giá năng lực, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao chứ không phải là bài kiểm tra kiến thức.

“Nhân đây, chúng tôi cũng thông tin thêm là: ngay sau khi ĐH Quốc gia Hà Nội tuyên bố sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học, một số trung tâm, lớp luyện thi đã mở ra và quảng bá thu hút thí sinh ôn luyện. Tôi đã nhiều lần nhắc lại, việc ôn luyện tại các trung tâm không mang lại kết quả gì cho thí sinh” - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh, đồng thời thông tin:

Qua phản ảnh của thí sinh trên các diễn đàn, mạng xã hội cho thấy: chính bản thân các thí sinh cũng có lời khuyên không nên ôn luyện tại các trung tâm. Những bạn đạt điểm thi đánh giá năng lực cao nhất năm 2021 đều là những thí sinh tự học.

Các bạn đó cũng đã có nhiều bài viết chia sẻ trên mạng xã hội và các diễn đàn học thuật về bài thi đánh giá năng lực về kinh nghiệm tự học, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước ngày thi.

Thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất bằng 1 phương thức

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, có gần 50 đại học, trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên… và nhiều cơ sở giáo dục đại học khác đã chính thức đăng ký sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học năm 2022.

“Chúng tôi xây dựng kịch bản khác nhau. Tuỳ theo cấp độ phân loại vùng dịch mà đặt địa điểm thi, thời gian thi thích hợp; bổ sung các yêu cầu về dịch tễ, yêu cầu thí sinh và cán bộ tham gia kỳ thi xét nghiệm Covid-19 nếu cần; tổ chức nhiều điểm thi, nhiều đợt thi. Trung tâm Khảo thí đã liên hệ với 17 trường đại học để đặt địa điểm thi phục vụ các đợt thi năm 2022” - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho hay.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường đại học sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để nâng cao chất lượng đầu vào. Do đó mỗi trường sẽ có có những hình thức khác nhau để xét tuyển và được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh 2022.

Thí sinh phải tham khảo Đề án tuyển sinh các trường dự định xét tuyển vào trước khi đăng ký dự thi đánh giá năng lực hay kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thông thường, thí sinh có thể sử dụng đăng ký xét tuyển vào một ngành (trường) nào đó bằng cả 2 phương thức thi đánh giá năng lực và tốt nghiệp (nếu trường dùng 2 phương thức này), thậm chí cả các phương thức khác (học bạ, chứng chỉ tiếng Anh…).

Tuy nhiên, dù thí sinh đăng ký nhiều phương thức nhưng cũng chỉ trúng tuyển duy nhất bằng 1 phương thức. Nếu thí sinh đã trúng tuyển và xác nhận nhập học vào một trường bằng kết quả thi đánh giá năng lực thì các phương thức khác của bạn sẽ bị xóa bỏ.

Do đó, sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực chỉ có lợi cho thí sinh và các trường trong các mùa tuyển sinh. Nếu đăng ký thi đánh giá năng lực, thí sinh cần ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao của tất cả các kỳ thi tham dự.

"Khi trúng tuyển bằng một phương thức nào đó vào trường mình yêu thích hãy yên tâm xác nhận nhập học để ổn định cho bạn và nhà trường. Như vậy các em đã tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho những thí sinh khác vào ngành học họ yêu mến" - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.