Chuyên gia thế giới góp ý dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học

Ông Dilip Parajuli thay mặt nhóm chuyên gia của WB chia sẻ góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ông Dilip Parajuli thay mặt nhóm chuyên gia của WB chia sẻ góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Thứ nhất: Điều 32 về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học rất nhất quán với tầm nhìn cũng như mục tiêu đề ra trong Chiến lược về giáo dục đại học đang được đề xuất cho giai đoạn 2021-2030, mục đích là tăng cường tự chủ; được củng cố hơn nữa trong Điều 12 về chính sách của nhà nước, đó là thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ 2: Điều 33 về tự chủ chuyên môn; cụ thể, tùy theo việc các cơ sở giáo dục đại học có đáp ứng được tiêu chí về đảm bảo chất lượng hay không để có thể mở các ngành, chương trình đào tạo mới.

Thứ 3: Quy định trong Điều 16 của dự thảo về thành phần của Hội đồng trường, đó là có ít nhất 30% thành phần Hội đồng trường phải đến từ bên ngoài nhà trường.

Ngoài 3 nội dung đồng thuận nêu trên, nhóm chuyên gia của WB đồng thời đưa ra những đóng góp trách nhiệm về dự thảo Luật nói chung; vấn đề tự chủ, trách nhiệm giải trình nói riêng. Trong đó, có nhấn mạnh Luật nên gọn nhẹ hơn; cụ thể hơn nữa trách nhiệm giải trình gắn với từng lĩnh vực tự chủ cụ thể…

Tọa đàm tự chủ đạo học và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Tọa đàm tự chủ đạo học và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

Nhóm chuyên gia cũng đề nghị Việt Nam cần có khung đảm bảo chất lượng quốc gia, gồm cả đảm bảo chất lượng trong và ngoài của cơ sở giáo dục đại học và của cơ sở kiểm định chất lượng giáo dục đại học. “Trên thế giới, các đơn vị kiểm định ngoài đã kết nối với các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc tế. Kết nối này giúp nâng cao uy tín, năng lực của những đơn vị kiểm định…” – chuyên gia của WB cho hay.

Đánh giá cao góp ý của nhóm chuyên gia, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết sẽ tiếp thu kinh nghiệm thế giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, để khi Luật đi vào thực tiễn có thể thực hiện,phát huy được; mục đích nhằm nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống giáo dục đại học.

Xung quanh các góp ý của WB, đại diện một số đơn vị của Bộ GD&ĐT, trường đại học và chuyên gia tư vấn độc lập của Ngân hàng thế giới trao đổi, góp ý tập trung về vấn đề tự chủ và trách nhiệm giải trình trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ