Chuyên gia phương Tây lý giải sự phổ biến về tên lửa phòng không S-400 của Nga

GD&TĐ - Trong năm qua, Moscow đã ký kết một số hợp đồng lớn về việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho các khách hàng nước ngoài, theo thông tin trên “Business Insider”.

Chuyên gia phương Tây lý giải sự phổ biến về tên lửa phòng không S-400 của Nga

Hiện tại, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga không những được phục vụ trong Quân đội Nga, mà hệ thống này đã được phục vụ tại các nước như Belarus, Algeria và Trung Quốc.

Các chuyên gia làm rõ rằng trong những năm tới, việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cũng được lên kế hoạch cho Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út. Hơn nữa, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdogan đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các hệ thống C-500, mặc dù hệ thống này vẫn đang được phát triển.

Đồng thời, cổng thông tin nhấn mạnh rằng trong đầu tư vào phát triển và sản xuất các hệ thống phòng không, Nga “đầu tư vào nơi cần thiết”.

Những trang bị phòng không của Nga trở nên rất hấp dẫn bởi vì về mặt kỹ thuật chúng vượt trội so với các loại khác cùng thế hệ của các nước khác. Các tác giả giải thích thêm rằng Moscow đã đầu tư lâu dài vào những vũ khí này để vượt qua Hoa Kỳ.

Theo Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moscow lưu ý rằng Liên Xô luôn tụt lại phía sau Hoa Kỳ trong lĩnh vực phát triển máy bay chiến đấu, do đó ngày càng có nhiều đầu tư vào phòng không.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Đức đã viết rằng ZRS S-400 là một con át chủ bài nặng ký trong cuộc đối thoại với Washington.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền, sẵn sàng ứng phó với bão số 3 của ngư dân.

Thanh Hoá cấm biển từ 8h sáng 21/7

GD&TĐ - Ban Chỉ huy, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá ban hành công điện cấm biển từ 8h sáng hôm nay (21/7).

Đoàn viên thanh niên là học sinh THPT tại Đắk Lắk hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính công.

Trường học gắn với đời sống

GD&TĐ - Tham gia hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, học sinh Đắk Lắk không chỉ giúp đỡ cộng đồng mà còn rút ra những bài học quý giá từ thực tiễn vận hành chính quyền địa phương hai cấp.