Chuyên gia OPCW đến Nga điều tra vụ Skripal

Chuyên gia OPCW đến Nga điều tra vụ Skripal

Các điều tra viên tới để giám sát việc tuân thủ theo các quy định của OPCW vào tuần trước và việc kiểm tra này đã được báo Red Star của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin hôm qua (6/4). Tuy nhiên, bài báo không nói rõ các điều tra viên OPCW xem xét cái gì và ở đâu.

Thông tin trên được công bố khi Nga bị cho là tác giả của vụ hạ độc cựu điệp viên 2 mang Sergei Skripal và con gái Yulia của ông. Họ được phát hiện trong tình trạng nguy kịch ở Salisbury do bị ảnh hưởng bởi thứ mà chính phủ Anh cho rằng là chất độc thần kinh do Nga sản xuất. Các nhà chức trách Anh cho rằng Nga đã thực hiện vụ tấn công này nhưng Moscow liên tục bác bỏ và kêu gọi một cuộc điều tra chung minh bạch.

Đầu tuần này, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quân sự Porton Down của Anh cho biết họ không thể xác định được chất độc thần kinh đã được dùng để tấn công Skripal có nguồn gốc từ Nga.

Thứ 4 vừa qua Nga đã đề xuất một cuộc điều tra chung mới đối với vụ việc này nhưng bị các thành viên của OPCW bác bỏ.

Việc Nga bị cáo buộc đầu độc Skripal đã khiến cho hơn 100 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi một số nước EU và liên minh của họ.

Nga cũng đã đáp trả hành động trên bằng cách đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở St.Petersburg và trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, 23 nhà ngoại giao Anh…

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.