Chiều 18/7, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đo chất lượng nước trong khu thí điểm xử lý công nghệ Nano, sau 1 tháng đưa công nghệ Nhật Bản để xử lý thí điểm, bước đầu nước Hồ Tây đã có sự chuyển biến tích cực, dễ dàng nhận thấy sự khác nhau rõ rệt trong và ngoài khu vực thử nghiệm Nano của Nhật Bản. Theo ghi nhận trong khu được xử lý, nước Hồ Tây trong veo, bằng mắt thường có thể nhìn thấy đáy.
GS.TS.NGND Ngô Đình Tuấn - Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam cho biết: "Công nghệ này rất lợi, giải quyết được nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất là bùn, lọc rất sạch bùn. Vấn đề thứ hai, kết hợp luôn trong quá trình nạo vét bùn là xử lý bùn thành khí luôn, đỡ mất công xử lý bùn".
1.000m2 Hồ Tây đoạn trước của số nhà 161 Nguyễn Đình Thi được quây để thử nghiệm xử lý nước |
Chuyên gia xuống điểm thí nghiệm lấy mẫu sau 1 tháng thử nghiệm |
Dựa theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng vào ngày 01/07/2019 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tức sau 1,5 tháng xử lý (thực tế tính từ ngày 23/6/2019 sau khi quây kín tách biệt hoàn toàn với bên ngoài thì chỉ mới trải qua 1 tuần xử lý), so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm trước khi tiến hành thí điểm ngày 14/5/2019 các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Kết quả sau 1 tháng rất bất ngờ cho kể cả với chuyên gia Nhật Bản có mặt |
Nước trong khu vực xử lý trong có thể nhìn xuống cả đáy |
Nước tại hồ Tây có rất nhiều tảo, vì vậy chuyên gia Nhật Bản phải tiến hành lấy mẫu đo ban đêm (là lúc tảo lấy O2 nhả khí CO2), kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 4.77mg/l. Trong khi đó, bên trong khu vực xử lý, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l (Đạt cột A1-QCVN08) là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.
Chuyên gia Nhật Bản cũng cho biết: công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản có 2 nguồn tạo ra oxy, khi ứng dụng vào Hồ Tây sẽ luôn đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt, hiệu quả lâu dài trong khu kỳ 25 năm không phải xử lý gì thêm, không gây tái ô nhiễm và sẽ không còn hiện tượng cá chết hàng hoạt như đã xảy ra vào các đợt năm 2016 và một số đợt gần đây.