Chuyên gia nêu 4 điều kiện để thực hiện cách ly F1 tại nhà

GD&TĐ - Về việc cách ly F1 tại nhà, các chuyên gia y tế đầu ngành cho rằng, F1, F2 là người khỏe, do đó vấn đề hàng đầu là phải nghiêm túc trong cách ly. Dù ở nhà hay cách ly tập trung cũng phải nghiêm túc thực hiện.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet.
Ảnh minh họa, nguồn: Internet.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trước tình hình dịch bệnh lan rộng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM và một số tỉnh khác..., Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban chỉ đạo) đã đặt vấn đề: Trước đây cố gắng xây dựng các khu cách ly tập trung để đảm bảo an toàn đối với cộng đồng, kể cả người cách ly tập trung.

Tuy nhiên thực tiễn khi dịch lan rộng, số lượng địa điểm cách ly tập trung hạn chế, các khu cách ly tập trung nếu thực hiện không tốt cũng có thể có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, tầng cách ly.

Do đó, Ban chỉ đạo bàn bạc xây dựng phương án đến khi các khu cách ly tập trung không đáp ứng nổi thì triển khai biện pháp cách ly tại nhà với đối tượng F1.

F1 cách ly tại nhà hay cơ sở sản xuất thì phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế là rất quan trọng. Nếu cách ly tại nhà mà nhà trọ là không được, nhà ống mà nhiều đối tượng qua lại thường xuyên cũng không được.

Bộ Y tế cũng đã giao Cục Quản lý môi trường y tế xây dựng các tiêu chí quy định cách ly F1 tại nhà và đang có dự thảo.

Tuy nhiên, trong làn sóng dịch thứ 4 này, trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 5 tuổi khi cách ly tập trung F1 có nhiều nguy cơ lây nhiễm.

Vì vậy, Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn tổ chức cách ly tại nhà cho trẻ dưới 15 tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Nhưng việc đảm bảo chăm sóc y tế vẫn giống như cách ly tập trung và xét nghiệm cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Dự kiến, sẽ thí điểm áp dụng cách ly F1 tại TPHCM trong thời gian tới.

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà. Ảnh: Vân Sơn.

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà. Ảnh: Vân Sơn.

Dù ở nhà hay cách ly tập trung cũng phải nghiêm túc thực hiện

Theo GS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ trên báo chí, việc xác định F1 hay F2 là khái niệm về dịch tễ để xác định đối tượng, từ đó khoanh vùng xử lý.

F0 là ca phát hiện đầu tiên, nhưng không có nghĩa là F1 do F0 lây cho F1. Nhưng từ mối quan hệ đấy, chúng ta nhanh chóng khoanh vùng lại, kể cả F1, F2. 

Khi dịch có hình thái lây lan thì xác định ca nào lây cho ca nào phải dùng các biện pháp, kỹ thuật cao hơn, chứ không phải chỉ bằng điều tra dịch tễ.

Sau khi khoanh vùng lại thì chúng ta mới đảm bảo vùng đó an toàn, nghĩa là xung quanh các ca F0 chúng ta khoanh vùng để tách ra khỏi cộng đồng, từ đấy “bóc tách” ra những ca lây nhiễm để xử lý.

Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho rằng, F1, F2 là người khỏe, do đó vấn đề hàng đầu là phải nghiêm túc trong cách ly.

Dù ở nhà hay cách ly tập trung cũng phải nghiêm túc thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế trong cách ly.

Ông Lân nhấn mạnh, như vậy, hy vọng ý thức người dân cao hơn nữa, có các biện pháp cao hơn nữa thì có thể cách ly tại nhà để họ cảm thấy thoải mái hơn.

Hiện các phương án cho cách ly tại nhà vẫn đang được TPHCM bàn thảo. Ảnh minh họa: Vũ Em.

Hiện các phương án cho cách ly tại nhà vẫn đang được TPHCM bàn thảo. Ảnh minh họa: Vũ Em.

Cách ly F1 tại nhà, có giám sát bằng camera, xử phạt hình sự người vi phạm

Phân tích về điều kiện để cho phép F1 cách ly tại nhà, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương thông tin trên báo chí, ông đề xuất 4 điều kiện để cách ly F1 tại nhà an toàn: Thứ nhất, người dân phải được trang bị kiến thức kỹ lưỡng về dịch bệnh, hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn.

Điều quan trọng nhất là người cách ly phải có thái độ chấp hành cách ly nghiêm túc, theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế.

Chuyên gia cũng đề xuất bắt buộc F1 cách ly tại nhà phải ký cam kết không vi phạm quy định.

Thứ hai, người cách ly phải có cơ sở vật chất đủ rộng, nhà nhiều phòng khép kín, cách biệt với các nhà xung quanh.

Kiên quyết không chấp nhận cách ly tại nhà với những người có diện tích nhà quá nhỏ, đông thành viên.

Thứ ba, khi gia đình có thành viên là F1 thì những người còn lại đương nhiên là F2 (diện cách ly tại nhà) nên cần được trang bị kiến thức phòng tránh dịch, sinh hoạt hàng ngày an toàn.

Ông Nhung đề xuất nên giao cho tổ dân phố hoặc tổ Covid-19 cộng đồng hỗ trợ gia đình cách ly mua sắm nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt... Cơ quan y tế cần tuyên truyền kiến thức cho người dân.

Thứ tư, tất cả gia đình đăng ký cách ly tại nhà phải lắp camera giám sát 24 giờ. Người nào tự ý ra khỏi nhà, vi phạm quy định thì xử lý hình sự.

Đồng thời, trong thời gian cách ly tại nhà, các thành viên gia đình phải được xét nghiệm Covid-19, tối thiểu ba lần như quy định với người cách ly tập trung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...