Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19

GD&TĐ - Việt Nam đã tiêm 1.991.059 liều vắc xin phòng Covid-19; trong số người đã tiêm, khoảng 14 - 20% có phản ứng sau tiêm, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 17/6, Việt Nam đã tiêm 1.991.059 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 89.833 người.

Riêng trong ngày 17/6, có thêm 200.263 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại 51 tỉnh/Thành phố.

Thực hiện Thông điệp 5K+vắc xin

Trước đó (ngày 15/6). Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết số vắc xin phòng Covid-19 nhận được từ COVAX đã được phân bổ đến 63 tỉnh, thành phố và một số đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Hiện các địa phương đã và đang tích cực đẩy nhanh công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Cuối tháng 6, đầu tháng 7/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca qua nguồn COVAX. Toàn bộ số vắc xin này sẽ được phân bổ cho đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 và các địa phương có khu công nghiệp.

Thêm vào đó, từ nay đến hết quý 3, Việt Nam cũng sẽ nhận thêm 2 triệu liều vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế đặt mua thông qua Công ty VNVC.

Theo thông báo của hãng Pfizer, trong quý 3 năm nay, hãng này có thể chuyển về Việt Nam 3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, số còn lại sẽ tập trung trong quý 4.

Hiện nay, không có một loại vắc xin nào có hiệu lực bảo vệ 100%, đồng nghĩa với việc sau khi tiêm vắc xin vẫn còn một tỷ lệ nhất định những người đã được tiêm vẫn có thể mắc bệnh.

Có thể khẳng định rằng các loại vắc xin phòng Covid-19 nói chung không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế.

Các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95%. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo để đảm bảo hiệu quả tối đa của vắc xin phòng Covid-19, mỗi người dân cần được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng phải đạt từ 70-85% để có miễn dịch cộng đồng, phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi tiêm vắc xin mọi người vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (Thông điệp 5K) để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.