Chuyên gia Mỹ: Ukraine có thể sắp phải áp dụng ‘chế độ kiêng đạn dược’

GD&TĐ -Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Der Spiegel của Đức, nhà phân tích quân sự Mỹ Michael Kofman tuyên bố những người ủng hộ Ukraine ở châu Âu có thể sắp đưa nước này vào ‘chế độ kiêng đạn dược’. Ông cho biết các quốc gia này có thể đã đạt đến giới hạn cung cấp vũ khí cho Kiev.

Quân nhân Ukraine chất một xe tải với hệ thống tên lửa chống tăng Javelin tại Sân bay Quốc tế Boryspil gần Kiev, Ukraine.
Quân nhân Ukraine chất một xe tải với hệ thống tên lửa chống tăng Javelin tại Sân bay Quốc tế Boryspil gần Kiev, Ukraine.

Trong một bài báo xuất bản hôm 16/8, ông Kofman nói rằng việc quân đội Ukraine tiêu tốn thời gian để chờ đợi sẽ không mang lại lợi ích tốt nhất cho họ, vì thời tiết sẽ sớm xấu đi, khiến bất kỳ cuộc phản công nào cũng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, theo chuyên gia Mỹ, quân đội Nga có thể sử dụng thời gian gián đoạn để tập hợp lại và “giải quyết một số vấn đề về nhân sự của họ”.

Ông lưu ý rằng thời gian kéo dài sẽ có lợi cho Kiev nếu sự hỗ trợ của phương Tây là không giới hạn. Tuy nhiên, điều này có khả năng không xảy ra và giới lãnh đạo Ukraine nhận thức rõ điều này - ông Kofman nói. Chuyên gia cho biết thêm, “người Ukraine dường như khá lo lắng về việc họ có thể mong đợi trong bao lâu, đặc biệt là từ người châu Âu, để được hỗ trợ thêm”.

Nhà phân tích trên gợi ý, những người ủng hộ Kiev từ châu Âu có thể đã “cung cấp cho Ukraine hầu hết các loại vũ khí mà họ sẵn sàng cung cấp”.

Ông Kofman dự đoán người Ukraine có thể sẽ phải tiết kiệm vũ khí với “chế độ kiêng đạn dược”.

Theo nhà phân tích trên, với suy nghĩ này, giới lãnh đạo ở Kiev có thể lo ngại rằng Ukraine “có thể phải chịu áp lực để chấp nhận bế tắc” trong trường hợp không có bất kỳ thành công lớn nào vào đầu năm tới. Một kịch bản như vậy “sẽ là một thất bại cho Ukraine,” - ông nhấn mạnh.

Ông Kofman kết luận, khả năng của Kiev giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm giữ cuối cùng sẽ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của phương Tây.

Ông cũng thừa nhận “một số thành công nhỏ của Nga ở phần phía nam Donbass, như ở Peski”, tuy nhiên, nói thêm rằng cuộc tấn công phần lớn được thực hiện bởi quân đội của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR ) tự xưng, cũng như bởi “lính đánh thuê Wagner.”

Khi được hỏi về khả năng xảy ra một cuộc phản công của Ukraine để giành lại thành phố Kherson ở phía nam, nơi hiện đang do lực lượng Nga nắm giữ, Kofman chỉ ra rằng trong khi Kiev có rất nhiều nhân sự trên giấy tờ, chỉ có một số đơn vị hạn chế “được huấn luyện thực sự và được trang bị cho điều đó. ”

Chuyên gia Mỹ cũng cho biết, các quan chức Ukraine nói rằng họ sẽ phát động cuộc phản công, nhưng không nghĩa là nó sẽ thành hiện thực.

Đồng thời, ông nói với Der Spiegel rằng vị trí của người Nga ở Kherson cũng khá dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, cho đến nay, tiến bộ của quân đội Ukraine “không thực sự ngoạn mục” ở gần Kherson trong ba tháng qua, ông Kofman nói.

Theo nhà phân tích, chính quyền Kiev đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: thực hiện một cách nghiêm túc một cuộc phản công khá mạo hiểm và đảm bảo thêm sự hỗ trợ của phương Tây hoặc chấp nhận hiện trạng mới.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.