Chuyên gia lý giải khối Ả Rập đông nhưng không mạnh từ xung đột Israel-Hamas

GD&TĐ - Cuộc xung đột Israel-Hamas dẫn tới tình cảnh cho người Palestine đã cho thấy thực trạng là các nước Ả Rập chưa bao giờ là một khối thống nhất.

Chuyên gia lý giải khối Ả Rập đông nhưng không mạnh từ xung đột Israel-Hamas

Tháng 10 vừa qua đã bùng phát một đợt xung đột khác giữa phong trào Hamas, với Tel Aviv dẫn đến chiến dịch quân sự khốc liệt của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nhằm vào tất cả người dân Palestine ở dải Gaza.

Đồng thời, toàn bộ thế giới Ả Rập được cho là đứng về phía Palestine, nhưng theo các nhà quan sát trên thực tế, mọi lời đe dọa, cảnh báo chống lại Israel vẫn được thể hiện bằng lời nói chứ không phải là bằng hành động.

Các chuyên gia cho rằng, sự thành công của IDF trong tất cả các cuộc xung đột trước đây cũng như hiện tại đều gắn liền với mâu thuẫn giữa chính quyền các nước Ả Rập Hồi giáo, vốn không thể hoạt động như một mặt trận thống nhất chống lại Nhà nước Do Thái.

Nhưng nó không phải lúc nào cũng như vậy. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 16, Vương quốc Ả Rập trải dài trên lãnh thổ từ Bồ Đào Nha hiện đại đến Pakistan.

Trong thời kỳ này, Baghdad (Iraq), Damascus (Syria) và Cairo (Ai Cập) là những trung tâm khoa học, văn hóa và giáo dục.

Sau đó, vào thế kỷ 16, lãnh thổ Vương quốc Hồi giáo đã bị Đế chế Ottoman chinh phục, dẫn đến sự suy tàn sâu sắc của caliphate Hồi giáo, sau đó, ảnh hưởng của Pháp và Anh bắt đầu tăng cường ở Trung Đông vào thế kỷ 18.

Sau Thế chiến thứ nhất, Pháp và Anh chỉ đơn giản chia khu vực này thành hai phần, khiến việc thống nhất các nước Ả Rập trở nên vô cùng khó khăn.

Cơ hội tiếp theo để khôi phục chế độ caliphate cho các quốc gia Ả Rập xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai và việc xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.

Tuy nhiên, bất chấp một số ý tưởng và nỗ lực nhằm tạo ra một “siêu cường Ả Rập” dưới hình thức “Liên bang Ả Rập” hay “Liên đoàn Ả Rập”, vẫn không có kết quả gì đối với sự hình thành một mặt trận thống nhất của người Ả rập, Caliphate Ả Rập trước đây không bao giờ được khôi phục.

Hiện nay, vẫn có tới có 22 quốc gia Ả Rập theo đạo Hồi với hàng trăm triệu dân nhưng triển vọng thống nhất của họ vẫn có vẻ rất mơ hồ, mà minh chứng điển hình là chính cuộc xung đột giữa Israel với Hamas vừa qua, dẫn tới cái chết của gần 20 ngàn thường dân Palestine, cùng với hơn 40 nghìn người khác bị thương.

Theo giới chuyên gia phân tích, có 4 nguyên nhân chính khiến cho người Ả rập không thể xây dựng được một mặt trận thống nhất.

Đây là những nguyên nhân có từ trước đây, là hệ quả chủ yếu của chủ nghĩa thực dân và sự chia rẽ trong đức tin tôn giáo của chính những người Ả rập. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Không phải tất cả các quốc gia Ả Rập đều được phân chia đất đai màu mỡ theo ý muốn của họ, một số sống ở những vùng rất trù phú nhưng hầu hết các nước đều sống ở sa mạc, điều này tạo ra sự bất bình đẳng rất lớn.

Thứ hai: Chủ nghĩa thực dân cũ phân chia tài sản theo cách cực kỳ thâm sâu, khiến một số quốc gia ở Trung Đông đã nhận được sự giàu có chưa từng thấy dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu khí, trong khi những quốc gia khác không nhận được gì, trở nên nghèo nàn.

Thứ ba: Sau khi giành được độc lập khi kết thúc Thế chiến Thứ 2, nảy sinh những bất đồng về địa-chính trị giữa các thuộc địa cũ, liên quan đến việc lựa chọn đồng minh của mỗi nước.

Thứ tư: Chính sự chia rẽ tôn giáo đã phá vỡ sự đoàn kết của thế giới Ả Rập. Đạo Hồi ở Trung Đông được chia thành hai nhánh đối lập là Dòng Shiite và Dòng Sunni, về mặt chính trị là sự đối lập giữa hai nhóm quốc gia, nhóm dòng Shiite đứng đầu là Iran và một nhóm dòng Sunni lãnh đạo là Saudi Arabia… điều này cản trở rất nhiều đến sự hồi sinh của caliphate.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ