Chuyên gia hiến kế xây dựng Bộ công cụ thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

GD&TĐ - Tại buổi Tọa đàm góp ý Bộ công cụ thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 10/6, với tinh thần trách nhiệm cao các chuyên gia đã phân tích vấn đề và đưa ra kiến nghị thực tế.

Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh điều hành phiên tọa đàm.
Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh điều hành phiên tọa đàm.

Buổi tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 10 tỉnh thành đại diện các vùng miền trên cả nước. Các chuyên gia đến từ viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và giáo viên trực tiếp đứng lớp đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay.

Sự cần thiết phải ban hành

Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh cho biết: Bộ chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi hiện hành được ban hành năm 2010. Theo thời gian và các điều kiện xã hội phát triển của trẻ em ngày nay cũng có nhiều sự thay đổi.

Điều đó dẫn tới việc chúng ta phải tham khảo các Bộ chuẩn của thế giới, căn cứ vào sự phát triển của trẻ em Việt Nam, điều chỉnh, bổ sung và ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn về giáo dục mầm non và phát triển của trẻ em hiện nay.

Trong hai năm qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức một nhóm gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đã xây dựng được Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Dự thảo của Bộ chuẩn mới về cơ bản dựa trên cơ sở cấu trúc của Bộ chuẩn hiện hành nhưng được tiếp cận bằng cách phát triển năng lực của trẻ.

Tuy nhiên, để ban hành được Bộ chuẩn này chúng ta cần có đánh giá, thử nghiệm, góp ý, rà soát, điều chỉnh để hoàn thiện.

Giờ chơi của trẻ mầm non 5 tuổi tỉnh Nam Định.
Giờ chơi của trẻ mầm non 5 tuổi tỉnh Nam Định.

“Hiện nay, Bộ công cụ thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em đã được đánh giá thử nghiệm trên diện hẹp tại một số địa phương. Sau buổi góp ý hôm nay, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai thử nghiệm, hoàn thiện Bộ công cụ này. Khi hoàn thiện Bộ công cụ sẽ được tập huấn cho các đối tượng thử nghiệm tại các địa phương và đối tượng tập huấn sẽ được mở rộng. Các ý kiến góp ý của chuyên gia rất quan trọng để hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Ông Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh.

Bộ công cụ thử nghiệm chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi bao gồm: Thuyết minh và Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Hướng dẫn thực hiện bài tập đánh giá trẻ trực tiếp; Phiếu chấm điểm và Ghi điểm đánh giá trẻ trực tiếp: Lĩnh vực vận động;

Phiếu chấm điểm đánh giá trẻ trực tiếp: Lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm QHXH, thẩm mỹ, tiếp cận với việc học; Phiếu chấm điểm qua quan sát hoạt động tạo hình; Phiếu chấm điểm qua quan sát hoạt động vui chơi; Phiếu hỏi giáo viên trực tiếp dạy trẻ; Phiếu hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ và danh mục đồ dùng, dụng cụ, thiết bị thử nghiệm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc thử nghiệm Bộ công cụ sẽ được triển khai theo 2 hình thức. Hình thức thứ nhất là các chuyên gia từ Trung ương sẽ trực tiếp tới các địa phương để đánh giá thử nghiệm Bộ công cụ này. Hình thức thứ hai là thử nghiệm ủy quyền cho đội ngũ quản lý, giáo viên mầm non ở địa phương.

Ý kiến từ chuyên gia

Bà Tôn Thị Tâm, đại diện Tổ chức ChildFund Việt Nam cho rằng: Xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, ChildFund Việt Nam đang đồng hành cùng Vụ GDMN trong quá trình xây dựng với mong muốn trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng khó khăn được quan tâm.

Đồng thời, bà Tâm cũng mong muốn rằng giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMN tại địa phương có cơ hội tiếp cận sớm, tham gia vào xây dựng để có thể triển khai Bộ chuẩn phát triển 5 tuổi trong tương lai.

Chuyên gia phát biểu tại phiên tọa đàm.
Chuyên gia phát biểu tại phiên tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, tổ chức trong nước và quốc tế, các trường đại học đã đề xuất, trao đổi ý kiến, chia nhóm thảo luận xung quanh các vấn đề, theo 6 lĩnh vực liên quan đến hoàn thiện Bộ công cụ thử nghiệm gồm: Phát triển thể chất; Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội; Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; Phát triển nhận thức; Phát triển thẩm mỹ và tiếp cận với việc học.

Từ thực tế, ý kiến từ Sở GD&ĐT Hải Phòng cho rằng ưu điểm của Bộ công cụ cấu trúc rõ ràng, tường minh, chỉ số, chỉ báo có căn cứ giải thích tại sao điều chỉnh, thêm mới. Bộ Chuẩn nên để 5 lĩnh vực theo chương trình GDMN thì GV thuận lợi hơn khi thực hiện nội dung CT. Để 6 lĩnh vực GV khó khăn và phải có trình độ nhất định để đưa lĩnh vực thứ 6 vào thực hiện.  

Đại diện Hải Dương cho biết: Mục đích giáo viên sử dụng Chuẩn đánh giá trẻ hàng ngày là không đúng. Mục đích xây dựng bộ công cụ là để hoàn thiện Bộ Chuẩn. Giáo viên sử dụng Chương trình để thực hiện đánh giá trẻ. Việc thử nghiệm mới thực hiện ở Cao Bằng: kết quả chỉ đánh giá đặc thù ở vùng miền. Thử nghiệm nên ở diện rộng, đa dạng sau đó sửa đổi hợp lý hơn.  

Trẻ cần được quan tâm nuôi dạy để phát triển toàn diện.
Trẻ cần được quan tâm nuôi dạy để phát triển toàn diện.

Ý kiến từ TPHCM đề xuất: Về dự thảo Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: Cấu trúc đã tách lĩnh vực thẩm mỹ riêng theo những góp ý Hội thảo lần trước. Điều chỉnh và có căn cứ lý giải để việc sử dụng hiệu quả hơn. Có thêm lĩnh vực 6: Có ý kiến giống Hải Phòng nên lồng ghép với 5 lĩnh vực để GV sử dụng thuận tiện hơn. Tuy nhiên vẫn băn khoăn: Sau này Bộ Chuẩn giáo viên sử dụng trực tiếp thì thầy cô có nên lồng ghép với đánh giá với chương trình để giảm tải cho giáo viên.

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh cho rằng, các ý kiến đều đánh giá cao bộ công cụ. Tuy nhiên, triển khai cần chú ý cần chuẩn bị kịch bản đánh giá (trẻ, phụ huynh). Lưu ý về tâm lý của người đánh giá, trẻ. Hình thức đánh giá, chuyên gia đánh giá trực tiếp, chuyên gia uỷ quyền cho đội ngũ giáo viên tiếp tục đánh giá.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp, Tổ biên tập, ban soạn thảo tiếp tục điều chỉnh bộ công cụ tại các nhóm. Nhóm tổng hợp chung tổng hợp để có bản thống nhất. Tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện, điều chỉnh để thử nghiệm đánh giá tại địa phương. 

Có ý kiến cho rằng về cách thức thử nghiệm: Đọc bộ Chuẩn xong thì muốn hiểu thấu đáo hơn thì phải đọc bộ công cụ. Điều đó, có thể dẫn đến người đọc khác nhau có cách hiểu khác nhauBài tập: có quá khó, quá dễ: Có bài tập đưa ra làm cho bài tập khó hơn hoặc dễ hơn đối với trẻ. Ví dụ: Bài tập sắp xếp theo quy tắc. Đưa mẫu ra, trẻ bắt chước theo mẫu sẽ dễ hơn là việc sắp sếp để trẻ tự nhận ra quy tắc và sắp xếp tiếp; Công cụ có nên đồng nhất để đánh giá chung không? Một số quan sát thì có thể điều chỉnh để phù hợp với địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.