Chuyên gia góp ý phát triển toàn diện trẻ em dưới 6 tuổi

GD&TĐ - Sáng 18/8, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp UNICEF tổ chức Hội thảo về phát triển toàn diện trẻ em dưới 6 tuổi.

Quốc hội bàn về phát triển toàn diện trẻ em dưới 6 tuổi.
Quốc hội bàn về phát triển toàn diện trẻ em dưới 6 tuổi.

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cùng Phó Trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) Lesley Miller đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc; các Ủy ban của Quốc hội; đại diện Bộ Y tế; Bộ GD&ĐT; Bộ LĐTB&XH; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, ĐBQH một số địa phương.

Trẻ em luôn được quan tâm

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện để trẻ em phát triển một cách toàn diện.

Phát triển toàn diện trẻ em luôn là mối quan tâm trong chiến lược phát triển đất nước trong tương lai.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu tại Hội thảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu tại Hội thảo.

Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện cả về trí, thể, mỹ.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, tạo điều kiện phát triển cho trẻ em trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch, suy giảm kinh tế toàn cầu…

Phó Trưởng đại diện UNICEF Lesley Miller cho biết, những năm đầu đời có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, hạnh phúc và thành công của trẻ em trong tương lai.

Các bằng chứng khoa học cho thấy, thức ăn, sự kích thích, sự chăm sóc dành cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ, tác động đến khả năng học tập của trẻ cũng như việc hiện thực hóa tiềm năng của trẻ trong các giai đoạn sau của cuộc đời.

Trẻ em cũng cần được bảo vệ trước những vấn nạn như bạo lực, lạm dụng để tránh những tác hại lâu dài.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

"Việt Nam đã có Đề án quốc gia về phát triển trẻ em, tạo môi trường thuận lợi với cam kết chính trị mạnh mẽ hướng đến các mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em trên toàn quốc.

Hy vọng, qua Hội thảo này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ phát triển, củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển toàn diện từ sớm cho trẻ em, qua đó tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và gia tăng sự gắn kết xã hội", Bà Lesley Miller bày tỏ mong muốn.

Trẻ phải được an toàn

Tham luận của các đại biểu tại Hội thảo đã giúp nhìn nhận rõ vấn đề, đưa ra các đề xuất, giải pháp khả thi, hiệu quả để các cơ quan hữu quan cùng chung tay tạo môi trường an toàn, lành mạnh nhất để trẻ em được học tập, vui chơi, phát triển toàn diện những khả năng, tiềm năng của mình.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non phát biểu tại Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non là một nhiệm vụ quan trọng, quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ em trong các cơ sở Giáo dục Mầm non (GDMN).

Thời gian tới Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện bảo đảm chất lượng công tác đảm bảo an toàn cho trẻ (Nghị định thay thế Nghị định số 46/2017 của Chính phủ quy định các điều kiện thành lập và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục…) để bảo đảm các điều kiện thành lập và hoạt động đối với nhóm, lớp mầm non độc lập.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách, quy định về đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận và đưa ra giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phát triển toàn diện trẻ em, nhất là các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi, vai trò của gia đình trong phát triển toàn diện cho trẻ.

Một số đại biểu cũng đóng góp ý kiến liên quan đến nguồn lực đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em; trách nhiệm của HĐND đối với công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển toàn diện trẻ em; kinh nghiệm ban hành, triển khai, thực hiện các quy định của Luật Trẻ em liên quan đến trách nhiệm của HĐND tại địa phương… Đồng thời kiến nghị những chính sách liên quan đảm bảo quyền phát triển của trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ