Chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT giải đáp những thắc mắc về Kỳ thi THPT Quốc gia 2018

GD&TĐ - Nhiều câu hỏi hữu ích đã được các chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT giải đáp cho các thí sinh tại buổi giao lưu trực tuyến tìm hiểu về Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 được tổ chức sáng nay (1/4) tại Hà Nội

Chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT giải đáp những thắc mắc về Kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Hôm nay là ngày thí sinh cả nước bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi THPT Quốc gia và xét tuyển vào Đại học, các trường Cao đẳng sư phạm. Đây cũng là thời điểm các thí sinh phải đưa ra quyết định của mình, sẽ chọn trường nào, ngành nào để theo học.

Chỉ trong 2 tiếng buổi sáng, từ 10h đến 12h đã có hơn 500 câu hỏi được gửi đến buổi giao lưu trực tuyến, xoay quanh những thông tin liên quan đến điểm ưu tiên đối tượng, khu vực; điều kiện xét tuyển học bạ vào trường; điều kiện tuyển thẳng đối với học sinh trường chuyên; cách làm tròn điểm thi...

2 chuyên gia trả lời những câu hỏi này là ông Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học và ông Trần Văn Nghĩa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT).

Lượng câu hỏi về tỷ lệ kiến thức ở lớp 10,11,12 được phân bổ như thế nào trong đề thi năm nay đang được nhiều học sinh quan tâm nhất. Lượng thí sinh tự do lại chú trọng trong việc đặt các câu hỏi liên quan đến các thủ tục đăng ký và xét tuyến.

Bên cạnh những nội dung liên quan đến kỳ thi tuyển sinh Đại học năm nay, thí sinh còn được giải đáp về các ngành nghề mà mình yêu thích, các nghề đang có sức hút lớn trên thị trường lao động. Đây là những thông tin rất bổ ích, hỗ trợ cho các em trong chọn trường, chọn ngành phù hợp.

Năm nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng tiếp tục cử các chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp, am tường về nhu cầu thị trường lao động và xu hướng lựa chọn ngành nghề để tư vấn cho thí sinh và phụ huynh.

Các thí sinh quan tâm có thể theo dõi toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến TẠI ĐÂY >>>

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ