Chuyên gia chỉ ra 4 nguyên nhân khiến trẻ em dễ trở thành đối tượng bị xâm hại

GD&TĐ - Dù đã có nhiều cảnh báo, dư luận xã hội lên án mạnh mẽ, đã có những mức án thích đáng cho những kẻ biến thái, song hành vi xâm hại trẻ em vẫn diễn ra ngày một phức tạp. Vậy lý do tại sao tình trạng xâm hại trẻ em không giảm?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh việc giáo dục kỹ năng cho trẻ em, am hiểu về tâm lý trẻ và tâm lý của các bậc phụ huynh, TS. Vũ Thu Hương chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em dễ trở thành đối tượng bị xâm hại. Đồng thời nêu các giải pháp cụ thể nhằm đem đến cho trẻ em Việt Nam một môi trường sống thực sự an toàn.

1. Chưa chú trọng việc dạy con kĩ năng phòng vệ

Cha mẹ cần ý thức rõ, các con cần phải SỐNG CÒN trước khi SỐNG THÀNH CÔNG. Vì thế, thay vì cho con học tiếng Anh, học thêm, học chữ từ khi chưa nói sõi, các cha mẹ hãy dạy con các kĩ năng phòng vệ để con SỐNG CÒN đã. Chưa sống được thì sao giỏi được!.

Thực tế hiện nay, các nhà trường đã bắt đầu quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng phòng vệ cho trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều chương trình kĩ năng sống được giới thiệu trong trường học mà trong đó thời lượng học về giới tính và phòng tránh xâm hại rất ít.

"Chúng ta quên rằng, để kĩ năng thật sự được hình thành, việc giáo dục trẻ không thể chỉ tiến hành trong vài chục phút mà cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Một hành động diễn ra lặp đi lặp lại liên tục trong 40 ngày mới có thể trở thành thói quen. Nếu thời lượng học Giới tính chỉ là vài chục phút trong đó kĩ năng chỉ được giới thiệu sơ sơ thì coi như trẻ “cưỡi ngựa, xem hoa” chứ không thể nắm rõ cũng như hình thành thói quen phản ứng phòng vệ trước mọi hành vi xâm hại được.", TS. Vũ Thu Hương nhận định.

Chính vì vậy, việc trẻ học một cách sơ sài những kĩ năng phòng vệ đôi khi lại khiến các cha mẹ và thầy cô chủ quan hơn trong việc bảo vệ trẻ. Vậy, nếu đã thật sự muốn dạy trẻ kĩ năng phòng vệ, hãy dạy trẻ một cách nghiêm túc và đầy đủ để hình thành kĩ năng.

2. Coi thường lời cảnh báo của con trẻ

Cha mẹ nên nhớ rằng, con ghét ai thì người đó thường là... có vấn đề. Không ít trường hợp con bị sờ soạng rồi, nói với bố mẹ hoặc tỏ ra cực ghét ông bác, ông chú hay thầy giáo đó nhưng bị bố mẹ mắng vì cho rằng trẻ con nói linh tinh.

Điều đó khiến cho "ông bác, ông chú, ông giáo" đó cảm thấy chẳng có gì đáng ngại để tiếp tục các hành vi tương tự. Đứa trẻ đáng ra sẽ được an toàn nếu cha mẹ lắng nghe và tôn trọng con.

TS. Vũ Thu Hương nhấn mạnh, cha mẹ cần tin con hơn, lắng nghe những lời cảnh báo của con không phải là để ngay lập tức làm ầm lên khi nghe con báo cáo điều gì mà để chúng ta cẩn trọng hơn, dặn dò con kĩ lưỡng hơn, tìm hiểu kĩ vấn đề, kịp thời đưa kẻ xấu đó ra pháp luật, giảm bớt hiểm nguy cho con mình và những đứa trẻ khác.

TS. Vũ Thu Hương

3. Nghĩ "nhốt con" là phương pháp tốt

Vấn đề tiếp theo là cha mẹ luôn "tưởng tượng" con được bao bọc an toàn trong vòng tay mình nếu nhốt con tại trường hoặc ở nhà. Nhưng con số 66% các ca xâm hại đến từ người thân đã cho các cha mẹ một cái nhìn khác.

TS. Vũ Thu Hương chia sẻ: "Một số phụ huynh sau khi nghe vụ việc thầy giáo "sàm sỡ" học sinh lớp 5 xảy ra ở Bắc Giang hay thầy giáo nhắn tin gạ tình học sinh trong lớp 10 ở Thái Bình than thở rằng: Giờ trường học cũng không an toàn thì làm sao? Tôi bật cười chua chát: Thực ra, nhà các bạn cũng đâu có an toàn với trẻ mà trách nhà trường?".

Đâu đó dù rất ít nhưng vẫn có những ông bố tha hóa, các ông bác, ông chú, ông anh xấu... thì không hề ít. Đặc biệt là tỉ lệ các ông hàng xóm hoặc ông người quen xấu xa khá cao.

Do vậy, nếu các con được dạy kĩ càng quy tắc 4 vòng tròn, quy tắc đồ lót,... thì những hiểm nguy dạng này chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. Các con sẽ biết cách tránh cho mình những hiểm họa đến từ chính những kẻ có vẻ là thân thiết và tránh từ xa những nguy cơ đến từ người xa lạ.

4. Khi xâm hại thành... thói quen

Với quan niệm lột trẻ nhỏ ra chụp ảnh hay cấu véo bộ phận sinh dục của chúng “cho vui”, “các bác, các ông bà yêu thì mới thế”, tồn tại như một lẽ thường cũng là nguyên nhân khiến biết bao đứa trẻ trên đất nước này bị dâm ô mà không hề được bảo vệ.

Thậm chí các con còn không có quyền được phản kháng hay tỏ ra bực tức.

Chính điều này khiến trẻ sợ hãi rúm người lại nhưng vẫn đứng yên để bị dâm ô, bị xâm hại mà không dám phản kháng. Các con sợ rằng việc phản kháng đó sẽ khiến các con bị mắng là hỗn láo.

Như câu chuyện của nữ sinh ở Thái Bình, không dám tố giác vì sợ làm ảnh hưởng đến nhà trường, đến người thầy – kẻ xâm hại xấu xa. Vậy, làm sao các con dám tố cáo, dám đưa kẻ xấu đó ra pháp luật?.

Với sự bao che của chính nạn nhân như vậy, rõ ràng kẻ xâm hại sẽ càng có đất để diễn những trò bẩn thỉu mà không sợ hãi bất kể điều gì.

Vì thế, việc giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại sẽ có thể giúp con trẻ hiểu rõ hơn về mọi việc. Các con sẽ không còn nghe lời một cách mù quáng, nín nhịn mà sẽ sẵn sàng lên tiếng trước mọi hành vi xâm hại, dâm ô.

"Để giải quyết tất cả những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình đem lại môi trường sống an toàn cho trẻ vị thành niên, việc giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại chính là kim chỉ nam quan trọng, cần được quan tâm đúng mức.

Là một người làm giáo dục và cũng là một phụ huynh học sinh, tôi tha thiết mong mỏi nội dung quan trọng này sẽ tìm được chỗ đứng xứng đáng trong chương trình giáo dục phổ thông". - TS Vũ Thu Hương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.