Vỗ về Pakistan
Ông Pompeo sẽ phải thực hiện những động thái cân bằng khéo léo, nhất là khi các nhà phân tích cho rằng Pakistan đang rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và đối thủ của nó là Ấn Độ, sau hàng loạt các mối đe dọa thương mại và xúc phạm từ Tổng thống Donald Trump.
“Quan hệ Mỹ - Pakistan đã xấu đi đáng kể”, Alyssa Ayres, một nhân vật cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nói. “Sự kiên nhẫn của Mỹ đối với các bên đã trở nên mỏng manh. Pakistan thường tin rằng, Hoa Kỳ là một người bạn phù phiếm, trái ngược với tình hữu nghị bền chặt của Trung Quốc”.
Trọng tâm của chuyến công du của ông Pompeo sẽ là cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Pakistan mới được bầu là Imran Khan. Rất ít người cho rằng, cuộc họp sẽ suôn sẻ. Imran Khan được biết đến với những lời chỉ trích của ông về chính sách của Mỹ tại Afghanistan, nhưng sau khi trở thành thủ tướng của đất nước này vào tháng trước, ông khẳng định mong muốn cải thiện quan hệ với Washington.
Tuy nhiên, ngay đầu tuần này, việc Mỹ hủy bỏ 300 triệu đô la viện trợ quân sự cho Pakistan, với lý do là thất vọng trước sự miễn cưỡng của Islamabad trong việc tiễu trừ các tay súng Taliban Afghanistan trong lãnh thổ của mình, đã làm phức tạp thêm các mối quan hệ.
“Đây là một động thái không thể tránh khỏi”, Michael Kugelman, chuyên gia Nam Á tại Trung tâm Wilson tại Mỹ cho biết. “Trong nhiều tháng, các quan chức Mỹ đã phát đi một thông điệp bất bình về việc thiếu sự chuyển động rõ ràng ở phía Pakistan để giải quyết vấn đề khủng bố”.
Islamabad phản ứng giận dữ, tuyên bố rằng các khoản tiền này là tiền phải chi trả cho các hoạt động chống khủng bố mà Pakistan đã thực hiện theo lệnh của Washington.
Chính quyền Trump cũng đã mở các vụ kiện lớn về việc IMF cấp cho Pakistan một khoản cứu trợ khác khi Islamabad báo cáo rằng đã nợ hàng tỷ đô la cho hành lang kinh tế Trung Quốc -Pakistan (CPEC) – bao gồm hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô, trải rộng từ biên giới Trung Quốc đến các cảng nước sâu của Pakistan.
Chiến lược Ấn Độ Lực đẩy chính của
Pompeo ở New Delhi sẽ là chiến lược kinh tế Ấn Độ -Thái Bình Dương của chính quyền Trump, vốn được nhiều người xem như phản ứng của Mỹ đối với sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Mỹ và Ấn Độ đã là đồng minh trong một thời gian, nhưng Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nỗ lực đẩy mạnh mối quan hệ này. Hiện nay, Ấn Độ được coi là đồng minh và đối tác chính của Mỹ ở Nam Á. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ông Trump đã gây ra những ngờ vực về mối quan hệ này khi châm ngòi cho các mối đe dọa thuế quan và gây áp lực cho Ấn Độ để nước này không mua dầu từ Iran. Ngoài ra, việc Trump còn đưa ra mối đe dọa với các lệnh trừng phạt trong trường hợp nếu Ấn Độ nhập khẩu phần cứng Nga cũng đã tạo thêm một bóng đen che phủ mối quan hệ này.
Về các vấn đề song phương, quan hệ hai nước lại càng phức tạp hơn, đặc biệt là về thương mại và nhập cư. Một số nhà quan sát cho rằng, có thể biết hai bên sẽ tìm cách giảm thiểu các “phản ứng phụ” phát sinh từ các hành động của ông Trump chống lại Iran, thương mại và các biện pháp trừng phạt của Nga.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đồng ý rằng, về tổng thể, quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã được cải thiện về các vấn đề địa chính trị và quân sự. Một số người cho rằng về quan hệ chiến lược, mối quan hệ đã thực sự sâu sắc và sự hội tụ đã tăng tốc. Điều này mở rộng tiềm năng cho phép Ấn Độ tiếp cận với các thiết bị quân sự tiên tiến của Mỹ, dựa trên việc giảm yêu cầu cấp phép và cung cấp các loại công nghệ mới.