Chuyện chưa kể về nhà văn Nguyễn Đình Thi

Chuyện chưa kể về nhà văn Nguyễn Đình Thi

(GD&TĐ) - Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hoá lớn. Trong ông là một khối tri thức “mênh mông” về các phạm trù của văn hoá, từ văn hoá cổ xưa đến văn hoá đương đại.

Bị tra tấn trên vỉa hè

Ông là một nhạc sĩ thật sự sáng láng chỉ với hai bài hát: Diệt phát xít và Người Hà Nội.

Là nhà văn, có nhiều đầu sách, truyện ngắn cùng tiểu thuyết, các tác phẩm của ông đều rất hay và đặc sắc hàng đầu trong thể loại. Là nhà thơ, ông còn là một trong những người ủng hộ cách tân thơ. Thơ của ông lạ và rất hay, hay một cách kỳ diệu. Và nữa, với thơ ông chỉ dành riêng cho những ai đã lịch lãm, đã từng trải cuộc đời, có khối tri thức dư dật và uyên bác thì mới đọc và hiểu được. Bởi thơ của Nguyễn Đình Thi vừa rất ấn tượng hệ thống cụ thể nhưng lại hoàn toàn đa nghĩa, ẩn dụ và hết sức trừu tượng.

Cũng như hai bài hát trên đây của ông, hai bài hát này ông sáng tác để dành cho nhiều người cùng đồng ca chứ không phải chỉ một vài người hoặc một ca sĩ. Ấy thế mà những khi chỉ có một ca sĩ tài năng (như ca sĩ Lê Dung), người nghe vẫn như nghe thấy rõ ràng có giọng hát của rất nhiều ca sĩ cùng đồng ca. Đó mới là sự lạ. Ông hơn tôi 15 tuổi,  sinh năm 1924. Tuy tôi là “thuộc hạ” của ông nhưng cũng còn nhờ vào một sự rất ngẫu nhiên mà tôi biết đến ông từ năm 1942, do bà ngoại tôi đã kể lại.

Những năm ông hoạt động cách mạng, ông thuê cửa hàng của nhà bà ngoại tôi ở phố Huế để mở hiệu sách làm trạm liên lạc. Thế rồi ông bị Nhật bắt ngay trước cửa hàng sách, lính Nhật đã đánh ông rất dã man. Trong nhà, ông ngoại tôi thấy tất cả, rất cảm phục sự chịu đựng, biết hy sinh gian khó của ông. Rồi ông ngoại nói với cậu tôi (là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn bây giờ): "Này Toàn, anh ấy rất đáng là một tấm gương cho con noi theo đấy”. Từ đó cái tên Nguyễn Đình Thi đã ảnh hưởng đến sự phấn đấu học tập của anh em tôi.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi còn là một nhà hùng biện. Có những vấn đề rất khó rất phức tạp, nhưng đến não bộ của Nguyễn Đình Thi, liền được ông lý giải một cách vừa giản dị vừa sáng tỏ. Nhà văn Nguyễn Đình Thi có công rất lớn thời ông phụ trách Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi
Nhà văn Nguyễn Đình Thi
 

Lời tiên tri tài hoa  của Văn Cao

Nguyễn Đình Thi xử sự trước mọi vấn đề một cách đầy văn hóa, cẩn trọng và có trách nhiệm lớn. Kháng chiến chống Pháp, ông là chính trị viên tiểu đoàn, có mặt tại chiến dịch trận Điện Biên Phủ. Ông có mặt ở đó đúng vào khi mặt trận cam go nhất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tiếp đãi đoàn các tướng cao cấp của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, cho cán bộ tìm bằng được Nguyễn Đình Thi, mời ông đến dự. Đại tướng nói với ông: "Thi ơi, em hát bài Người Hà Nội đi. Em có chơi ghi ta được không?" Ông Thi gật đầu. Một lát sau từ trong hầm, có người đem đến cho ông chiếc đàn ghi ta. Nguyễn Đình Thi vừa gẩy đàn vừa hát bài Người Hà Nội. Tất cả các sĩ quan của ta trong hầm tổng chỉ huy đều cực kỳ xúc động và các sĩ quan cao cấp Trung Hoa thì ngồi lặng đi, nghe chăm chú.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã kể rằng, ông sáng tác bài hát này  ở một làng ngoại thành Hà Nội, ngày 19/12 /1946. Khi chiếc đàn pianô nhỏ được mang đến, ông vừa mổ cò lên phím đàn, vừa viết xuống giấy những nốt nhạc. Hôm sau, Nguyễn Đình Thi sáng tác gần xong bài hát Người Hà Nội thì nhạc sĩ Văn Cao đến. Văn Cao nói ngay: "Mình nghe loáng thoáng như trong xóm này vang tiếng đàn nên cứ thế mình nhằm theo tiếng đàn mà lại đây". Nhạc sĩ Văn Cao được ông Thi kể lại việc ông vừa sáng tác xong bài hát này. Văn Cao mừng quá reo lên, và cầm bản nhạc từ tay ông Thi, ngồi xuống, vừa đàn vừa hát cho đến nốt nhạc cuối cùng. Buông đàn, ông Văn Cao vỗ tay mừng rỡ: "Thi ơi, đây sẽ là một nhạc phẩm để đời, để đời đấy nhé". Lời của nhạc sĩ Văn Cao nói, cũng là lời định mệnh về một ca khúc bất hủ.

Kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã có một chuyến đi mà bất cứ ai từng hành quân dọc theo Trường Sơn, đều phải thán phục. Nguyễn Đình Thi đã hành quân từ Quảng Bình vào đến tận Mỹ Tho. Ông kể với tôi: "Ra khỏi rừng Trường Sơn là đến làng mạc miền đông Nam Bộ, anh theo giao liên đi dưới rừng tầm vông, những bụi cây tầm vông, mà lạ lắm nhé, bụi cây tầm vông giống bụi tre. Cây tầm vông rất cứng và dẻo, gần như đặc. Đến quãng nào thưa thì phải đi thật nhanh nhằm vào bụi tầm vông phía trước, vì đó là chỗ núp máy bay của Ngụy Còn đi tới quãng nào chỉ toàn cây bụi thấp thì tìm chỗ rậm rạp ẩn nấp, để chờ đêm đi tiếp. Thế mà ông cũng đến được trụ sở của Bộ tư lệnh tiền phương đóng ở Mỹ Tho vẫn sáng láng, hào hoa như không hề có chuyến đi mệt mỏi sau một chặng đường rất dài.

Bùi Bình Thi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.