Chương trình SEQAP nâng cao năng lực cán bộ quản lí, giáo viên

GD&TĐ - Chương trình đảm bảo chất lượng trường học đã đi gần hết chặng đường và đã đạt được những kết quả tốt đẹp cho các trường tham gia chương trình trong huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. 

Chương trình SEQAP nâng cao năng lực cán bộ quản lí, giáo viên

Trường Tiểu học Bảo Hiệu nói riêng cũng đạt được những kết quả nhất định trong  việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường theo mục tiêu đã đề ra. Trong những năm qua nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên trong việc thực hiện tổ chức dạy học cả ngày cho học sinh bởi bồi dưỡng phát triển nhân lực là việc làm vô cùng quan trọng và là chìa khóa dẫn đến sự thành công.

Trường Tiểu học Bảo Hiệu trước đây chỉ học một buổi/ ngày nên chương trình học chỉ có các môn học cơ bản, từ năm 2010 nhà trường tham gia chương trình Seqap , triển khai mô hình T30 vì vậy các em học sinh được tham gia học tập, vui chơi, ăn nghỉ bán trú tại trường (thêm 2 buổi/ tuần), chương trình  học tập cũng phong phú hơn. Ngoài các môn học cơ bản các em học sinh còn được học các môn học khác như: Âm nhạc, Mỹ thuật, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Rèn kỹ năng sống....

Học sinh trong giờ hát
 Học sinh trong giờ hát
 

Học sinh được học tập, vui chơi, ăn nghỉ bán trú tại trường, học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong học tập, giao tiếp, có nhiều thời gian ở trường hơn mang lại nhiều lợi ích cho học sinh song cũng lại là thách thức đối với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.

Các em ăn bán trú tại trường
 Các em ăn bán trú tại trường
Hoạt động tập thể trong giờ ra chơi giữa giờ học
Hoạt động tập thể trong giờ ra chơi giữa giờ học
 

Vấn đề được đặt ra  là làm thế nào để  tổ chức, quản lý học sinh trong việc thực hiện T30 của chương trình; sắp xếp được thời khóa biểu thực sự phù hợp, hiệu quả. Đồng thời giáo viên phải đảm bảo dạy học đúng đặc trưng của từng môn, đúng loại bài; biết vận  dụng các kỹ thuật dạy học, phương pháp dạy học  hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, cùng với đó là kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều chỉnh chương trình, kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ năng phân tích học sinh để lựa chọn các nội dung dạy học các tiết tăng cường phù hợp với đối tượng học sinh. Trước những thách thức trên nhà trường đã xác định được hướng đi của mình đó là tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức, mô đun của chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và tay nghề chuyên  môn cho giáo viên trong nhà trường.

Buổi tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về Seqap
 Buổi tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về Seqap
Tiết học trên lớp của cô và trò trường Tiểu học Bảo Hiệu
Tiết học trên lớp của cô và trò trường Tiểu học Bảo Hiệu
 

Các đợt tập huấn, bồi dưỡng Seqap đã có tác động không nhỏ đến chất lượng, năng lực quản lý và có cải thiện rõ rệt về kiến thức, kỹ năng, tay nghề chuyên môn của giáo viên. Cụ thể:

Đối với cán bộ quản lý nhà trường thời gian đầu khi triển khai chương trình nhà trường gặp không ít khó khăn, lúng túng đặc biệt là trong việc tổ chức dạy học theo chương trình T30 đến nay cán bộ quản lý nhà trường đã đạt được những điều như: Chỉ đạo tốt việc dạy học  theo chương trình T30; Kỹ năng xây dựng Thời khóa biểu cho thời gian tăng thêm trong ngày khá tốt; Quản lý khá hiệu quả các hoạt động Dạy-  học; hoạt động ăn nghỉ bản trú cho học sinh; hoạt động ngoài giờ lên lớp và các giáo dục trong nhà trường. Hiệu quả giáo dục nhà trường  có những chuyển biến rõ nét.

Đối với giáo viên trước khi tập huấn nhiều giáo viên mắc phải những khó khăn như: Nhiều giáo viên tiếp cận với những điểm mới của chương trình còn có những hạn chế nhất định; Việc vận dụng các phương pháp dạy học; Kỹ thuật dạy học còn gặp nhiều khó khăn;  Nhiều giáo viên còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch dạy học đặc biệt là các tiết tăng cường; kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; kỹ năng quản lý học sinh ăn nghỉ bán trú.....

Tiết toán tăng cường của cô Nguyễn Thị Bạch Đằng (GVG cấp tỉnh) dạy

Tiết toán tăng cường của cô Nguyễn Thị Bạch Đằng (GVG cấp tỉnh) dạy 

Sau khi được tham gia tập huấn và thực hành trải nghiệm; áp dụng những điều học được qua tập huấn bồi dưỡng. Nhìn chung giáo viên nhà trường đã đạt được những điều cơ bản sau: Nhận thức và sự hiểu biết của giáo viên về những lợi ích của chương trình dành cho học sinh được nâng lên; Giáo viên đã xác định đúng Chuẩn kiến thức nội dung bài học, đặc biệt là đã thực hiện khá tốt việc soạn giảng các tiết tăng cường đối với môn Tiếng Việt và môn Toán  lựa chọn nội nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp; Có kiến thức, kỹ năng vận dụng tương đối linh hoạt các phương pháp dạy học  mới như:  Phương pháp bàn tay năn bột..., đặc biệt là áp dụng các Kỹ thuật dạy học trong các giờ học như: Kỹ thuật Khăn trải bàn; kỹ thuật phòng tranh...

Hình thức tổ chức dạy học của nhiều giáo viên trong các tiết dạy khá phong phú, giúp học sinh tích cực chủ động tìm tòi  và nắm chắc kiến thức của bài học.

Năng lực quản lý tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, năng lực tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh  và quản lý ăn nghỉ bán trú cho học sinh của giáo viên được nâng cao.

Hàng năm số giáo viên được xếp theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là: 100%. Trong đó loại xuất sắc: 19; Loại Khá:  21; Loại Trung bình: 0.

Kinh nghiệm dạy học cả ngày của giáo viên đã có những chuyển biến tích cực.

Đối với học sinh các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người nhất là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nữ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Học sinh có kỹ năng Tiếng Việt và tính toán khá tốt. Chất lượng học sinh có những chuyển biến rõ nét.

Việc duy trì sĩ số học sinh trong những năm qua đạt 100% không có học sinh bỏ học. Các em yêu trường, yêu lớp, thân thiện với bạn bè  và mong muốn có được nhiều cơ hội để học tập vui chơi cùng các bạn ở trường.

Công tác chăm sóc  ăn nghỉ bán trú của học sinh trong nhà trường luôn được đảm bảo toàn vệ sinh thực phẩm, chưa trường hợp nào ngộ độc thực phẩm sảy ra trong nhà trường.

Có thể nói SEQAP đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Nhờ có nguồn kinh phí hổ trợ của chương trình từ quỹ Giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục toàn diện, động viên, khích lệ học sinh chuyên cần đi học đều, học sinh tích cực vượt khó khăn vươn lên trong học học tập. Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục duy trì dạy học cả ngày; thúc đẩy các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng  sinh hoạt chuyên môn với các nội dung phong phú, thiết thực theo hướng  lấy học sinh làm trung tâm để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiết mục rap hề chèo mới lạ và thú vị tại sự kiện 'Phi hề bất thành chèo'. Ảnh: Bình Thanh

Khi hề chèo mời gọi...

GD&TĐ - Dù trời tối và mưa, nhưng rạp Kim Mã (Hà Nội) vẫn gần như kín chỗ khi mở cửa đón khách tới sự kiện 'Phi hề bất thành chèo'.