Chương trình phối hợp 415 tạo chuyển biến tích cực với học sinh sinh viên

GD&TĐ - Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi dự Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 415.

Chương trình phối hợp 415 tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong học sinh sinh viên.
Chương trình phối hợp 415 tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong học sinh sinh viên.

Chương trình được thực hiện giữa Ủy ban ATGT Quốc gia với Bộ GDĐT về tăng cường công tác giáo dục ATGT cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2019-2024.

Dự hội nghị có ông Lê Kim Thành - Phó Chủ tịch chuyên trách uỷ ban ATGT Quốc Gia; đại diện lãnh đạo Bộ GDĐT, Bộ Công An, Uỷ Ban ATGT Quốc Gia cùng các cơ sở giáo dục, trường đại học.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

img-5452-1060.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại Hội nghị.

Trong giai đoạn 5 năm 2019-2024, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về pháp luật an toàn giao thông nói chung và bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy nói riêng.

Thông qua các hình thức phong phú như: Đưa giáo dục ATGT vào giảng dạy chính khóa, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần…; tuyên truyền trực quan thông qua hệ thống panô, áp phích và qua hệ thống phát thanh, Website của các nhà trường.

Tổ chức nhiều hoạt động nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên như: Tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục an toàn giao thông cho giáo viên phổ thông; Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non; Chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” dành cho cấp tiểu học…

Tạo chuyển biến về nhận thức trong học sinh sinh viên

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp 415 cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn trong học sinh, sinh viên. Các cơ sở giáo dục đã có quyết tâm thực hiện và áp dụng những giải pháp cụ thể nhằm kiềm chế tai nạn khi tham gia giao thông trong học sinh, sinh viên.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị các đại biểu, các thầy, cô giáo tập trung trao đổi, thảo luận để đánh giá việc triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT trong trường học; công tác chỉ đạo, quản lý, triển khai thực hiện bảo đảm an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; công tác phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương triển khai thực hiện các mô hình giáo dục an toàn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

Đồng thời, đánh giá về chương trình, nội dung tài liệu, thời lượng giảng dạy chính khóa, thời lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục ATGT; đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực và hiệu quả trong thời gian tới cũng như đóng góp kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định về công tác giáo dục ATGT trong trường học.

img-5478-6247.jpg
Ông Trần Văn Hưng, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Thái Nguyên đại diện cho Sở GD&ĐT Thái Nguyên trình bày tham luận tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi thảo luận về các nội dung như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh và công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Thực trạng và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp số 415 trong cơ sở giáo dục đại học; Công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh sinh viên, công tác bảo đảm trật tự ATGT trong khu vực trường học…

Thầy Trần Văn Hưng - Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên chia sẻ: Để thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục phổ biến, quán triệt văn bản quy định liên quan về Luật giao thông và công tác trật tự ATGT đến các cơ sở giáo dục.

Xác định chủ trương “đảm bảo trật tự ATGT” là nhiệm vụ mang ý nghĩa to lớn, quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài. Xây dựng kế hoạch đảm bảo trật tự ATGT của lứa tuổi học sinh THPT phải gắn liền với việc "Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường" theo Chỉ thị 08 ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, gắn liền với xây dựng trường học hạnh phúc.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho 15 cá nhân và 18 tập thể đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong triển khai Chương trình phối hợp tăng cường công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2019-2024.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.