Cùng đi trong đoàn có đại diện Vụ Giáo dục Trung học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục thường xuyên của Bộ. Về phía Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình có ông Vũ Văn Kiểm – Giám đốc Sở GD&ĐT cùng Ban Giám đốc, trưởng các phòng, ban chuyên môn của Sở.
Thực hiện Công văn số 4612 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018; Công văn số 344 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai CTGDPT; Chỉ thị số 138 của Bộ GD&ĐT về chấn chỉnh tình trạng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, Sở GD&ĐT Ninh Bình đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản, Chỉ thị của Bộ.
Theo đó, các Phòng GD&ĐT đã hướng dẫn các nhà trường, khối trường THPT, TTGDTX – GDNN đã thực hiện tốt các mặt công tác: xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; Đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Chỉ đạo và quản lý hoạt động dạy – học, giáo dục hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm việc với Sở GD&ĐT Ninh Bình |
Trong công tác chuẩn bị các điều kiện thực hiện CT, SGKGDPT mới, sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, Sở đã chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện CT, SGKGDPT mới: chuẩn bị đội ngũ, chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã cùng các thành viên đoàn kiểm tra thăm các trường: Tiểu học Ninh Giang (huyện Hoa Lư), THPT Nguyễn Huệ và Trung tâm GDNN - GDTX huyện Yên Khánh.
Phát biểu với giáo viên và cán bộ quản lý của ngành Giáo dục Ninh Bình, thứ trưởng yêu cầu: các nhà trường chú trọng thực hiện đổi mới nội dung, đổi mới PPDH, quán triệt sâu sắc hơn, có nhiều chuyên đề bồi dưỡng giáo viên… theo công văn số 4612;
Các nhà trường tập trung quán triệt và đặc biệt giáo viên nghiên cứu kỹ CTGDPT tổng thể, chương trình môn học và những định hướng, mục tiêu cùa CTGDPT mới. Sở GD&ĐT tích cực hơn nữa trong tham mưu cho tỉnh công tác chuẩn bị cho CT, SGKGDPT mới theo lộ trình.
Thứ trưởng cũng lưu ý về việc đảm bảo điều kiện làm việc, giảng dạy của giáo viên. Quan điểm của Bộ là giảm áp lực, tăng niềm vui, niềm hứng khởi cho thầy, cô giáo khi đến lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy, đem đến niềm vui thực sự cho học sinh. Giáo viên tích cực, chủ động hơn nữa trong khai thác thiết bị giảng dạy.
Đề nghị hiệu trưởng các nhà trường nâng cao công tác đổi mới quản lý, nâng cao hoạt động quản trị nhà trường. Xây dựng quy trình quản lý, quy chế quản trị, hoạt động chuyên môn một cách khoa học để từng bước nâng cao chất lượng, nền nếp giảng dạy, tạo đà mạnh mẽ cho quá trình đổi mới.