Chung tay xây dựng lý tưởng, khát vọng cho giới trẻ

GD&TĐ - Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực. Để hoạt động này hiệu quả, cần tăng cường hiệu quả sự phối hợp gia đình - nhà trường và xã hội.

Sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, nuôi khát vọng và hoài bão cống hiến cho đất nước
Sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, nuôi khát vọng và hoài bão cống hiến cho đất nước

Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên để xây dựng lý tưởng, khát vọng và hoài bão cho tuổi trẻ. Việc làm này cũng là đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Thực tế sinh động

Theo phân tính đánh giá của bà Nguyễn Thị Hải, Chánh Văn phòng Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT: Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải nỗ lực học tập để lập nghiệp và xây dựng non sông Việt Nam
Sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải nỗ lực học tập để lập nghiệp và xây dựng non sông Việt Nam

Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đã được khen ngợi như một học sinh lớp 3 ở Bắc Giang nhặt được của rơi trả lại người mất, một học sinh lớp 6 ở Đà Nẵng đi học về giữa trời mưa vấn miệt mài vớt rác từ nấp hố ga để người đi đường không bị ngập úng; hay một sinh viên năm cuối ở Khánh Hòa đã không quản nguy hiểm bơi ra giữa sóng dữ cứu được 2 bạn nữ, còn em khi quay ra cứu bạn thứ ba vì kiệt sức mà vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ.

Còn biết bao tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu sống nghĩa tình, yêu thương con người, các em là những bông hoa đẹp trong phong trào người tốt học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra ví dụ: quay cóp, đánh bạn trong trường học, tụ tập đua xe trái phép…

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do công tác này chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù hợp với thực tiễn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim ảnh, internet, sách báo... đã tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. – bà Hải chia sẻ.

Kiến nghị giải pháp

Theo bà Hải, để góp phần nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên cần quan tâm một số việc sau: Phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên thông qua học đạo đức, giáo dục công dân... Khuyến khích xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học.

Giờ học của những giáo sinh Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Giờ học của những giáo sinh Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Chú trọng xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện là việc cần làm. Trong đó, cần hướng dẫn học sinh các kĩ năng học tập, làm việc như: phương pháp tự học, tự nghiên cứu; tăng cường tổ chức cho các em học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Tăng cường giáo dục các kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải quyết tình huống theo hướng tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể, biết ứng phó, tránh xa cái xấu

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Để tăng cường hiệu quả, cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo và đẩy mạnh triển khai hiệu quả các biện pháp tuyên truyền các tấm gương người tốt, việc tốt trong học sinh, sinh viên; lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời phê phán những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống. Tích cực phát động các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong đội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong giáo dục đạo đức, lý tưởng sống đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong học sinh, sinh viên và toàn xã hội. 

Phải tăng cường công tác phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội. Giáo dục vốn là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả ba trụ cột: giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: qua hoạt động sinh hoạt trong gia đình; qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, dã ngoại; qua các hoạt động đoàn, đội. - bà Nguyễn Thị Hải

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.