Cựu giáo chức chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế công tác giáo dục chính trị tư tưởng học sinh sinh viên

GD&TĐ - Sáng nay 16/11 , Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả GD-ĐT.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự hội thảo có đông đảo các cựu giáo chức nguyên là lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ GD&ĐT. Những tham luận của các tác giả là bài học vô cùng quý báo được đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm của các cựu giáo chức, có tham chiếu thực tế hiện nay.

Bài học thực tiễn

Cựu giáo chức Đào Duy Thụ từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có tham luận “Hồ Chủ tịch với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên”. Báo cáo đã đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chính Minh về công tác GD đạo đức, lối sống và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tác giả nhấn mạnh: Ở thời kỳ cách mạng nào cũng vậy, Người rất chú trọng đến thanh niên, luôn xem thanh niên là trụ cột của nước nhà. Tư tưởng của Người được Đảng và nhà nước ta kế thừa trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới hiện nay.

Niềm vui khi được tiếp tục đóng góp với sự nghiệp cao cả.
Niềm vui khi được tiếp tục đóng góp với sự nghiệp cao cả.

Tham luận của cựu giáo chức Nguyễn Đức Hy của chi hội Học viện Quản lý giáo dục lại chỉ ra thực trạng việc giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh phổ thông. Tác giả lưu ý rằng Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, nếu chú ý một chút thì thấy rằng mục tiêu của GD-ĐT theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, các hoạt động giáo dục GD-ĐT phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.

Nhà giáo Nguyễn Trí từ Chi hội cựu giáo chức Cục nhà giáo và cán bộ quản lý GD, đưa ra những kinh nghiệm hay khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Ông mong muốn những kinh nghiệm này sẽ trở thành những gợi ý hữu ích cho việc thực hiện có hiệu quả trải nghiệm ngày hôm nay.

TS Bùi Công Thọ, cựu giáo chức Cục hợp tác quốc tế nêu “Một vài suy nghĩ về chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT”. Ông đưa ra những thành quả tốt đẹp của chính sách hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế đã mang lại cho GD-ĐT. Nhờ có chủ trương đúng đắn đó mà GD-ĐT có từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hiệu quả vô cùng to lớn, đổi mới rõ ràng, lớn lao không gì sánh nổi, làm cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng tiến bộ, GD&ĐT ngày càng phát triển, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Cần sự thay đổi

Phó chủ tịch Hội cựu giáo chức Lương Tất Thùy chia sẻ ý kiến góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh thông qua thực hiện các quy tắc ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Ông Thùy nêu quan điểm: Nếu mọi người, mọi trường học các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả các bộ quy tắc ứng xử đang hiện hành bằng nhiều biện pháp và các hình thức phong phú chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh và góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Những ý kiến là bài học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế.
Những ý kiến là bài học được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế.

Tham luận của cựu giáo chức Vũ Thị Lan – Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT về “Làm tốt công tác phát triển đảng viên, biện pháp hữu hiệu trong việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trong các trường ĐH, CĐ” đã cho thấy: Nhiệm vụ của các trường ĐH, CĐ là làm thế nào để phát huy được trí tuệ sáng tạo, xung kích, tình nguyện của sinh viên, giúp SV trong học tập, rèn luyện, góp phần hình thành lớp sinh viên thời đại mới giỏi về chuyên môn, có đạo đức, có sức khỏe, sống có lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị vững vàng, sẵn sàng xung kích tình nguyện, đủ bản lĩnh và tự tin hội nhập toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Trâm, cựu giáo chức chi hội Cựu giáo chức Báo GD&TĐ, bằng kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ lâu năm của mình cho rằng cần những thay đổi phù hợp hơn. Bà Trâm cho rằng có một sự thay đổi mang tính tiền đề, đó chính là chương trình nội dung GD. Điều đó quan trọng như thế nào thì chúng ta đã chứng kiến qua nhiều lần đổi mới sách giáo khoa. Bà Trâm đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người: Chương trình, SGK tốt, mà giáo viên không đáp ứng được, thì cũng chỉ là hiệu quả một nửa. Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì rất cần phải có cả kiến thức, kỹ năng và phương pháp tốt.

TS.BS Lê Thị Kim Dung, cựu giáo chức Chi hội Vụ Giáo dục thể chất nêu "Vai trò, thực trạng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện nay". Bà Dung cho rằng cách giáo dục hiệu quả là qua các hoạt động Đoàn, Đội chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình "Học làm người có ích"; Chương trình "Một ngày để sống -  sống có niềm tin"; Chương trình "Vượt qua nỗi sợ hãi"; Chương trình "Học kỳ quân đội"; Chương trình giúp đỡ các gia đình, bạn có hoàn cảnh khó khăn... Đây đều là những chương trình mang tính giáo dục cao, hết sức bổ ích và thiết thực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.