Chúng ta đã có một kỳ tuyển sinh thành công

GD&TĐ - PGS,TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương - đánh giá công tác tuyển sinh năm nay thành công xuất phát từ việc đổi mới phương thức xét tuyển với số lượng nguyện vọng đăng ký của thí sinh không bị giới hạn và xét tuyển thống nhất toàn quốc.

Chúng ta đã có một kỳ tuyển sinh thành công

PGS, TS Bùi Anh Tuấn nhấn mạnh: Điều quan trọng là chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia. Với sự vào cuộc của toàn xã hội, sự phối hợp chặt chẽ, đầy tinh thần trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố, các Sở GD&ĐT và các trường ĐH trong trong tổ chức thi, thanh tra, kiểm tra, giám sát; kỳ thi quả thực nhẹ nhàng hơn, giảm nhiều áp lực cho phụ huynh, học sinh.

"Tôi cho rằng, đây cũng là một thành công và chúng ta cũng nên tiếp tục với phương thức này" - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhận định.

Sau thành công của kỳ thi THPT quốc gia, công tác xét tuyển cho đến thời điểm này cũng diễn ra tốt đẹp. Minh chứng được PGS Bùi Anh Tuấn đưa ra cho nhận định này là con số 170 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu; 234 đơn vị đạt 70% chỉ tiêu trở lên (chiếm 73% số đơn vị tuyển sinh) theo thống kê của Bộ GD&ĐT. Con số cụ thể, sinh động này đã thể hiện thành công trong đợt xét tuyển.

Từ thực tế tuyển sinh tại Trường ĐH Ngoại thương, ông Tuấn cũng cho rằng, cách thức xét tuyển năm nay không chỉ tạo điều kiện cho thí sinh mà còn cho cả các trường ĐH.

Cụ thể, quy chế cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng và xét bình đẳng giữa các nguyện vọng, tuy nhiên, mỗi em chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất; giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, lựa chọn được ngành học mà các em yêu thích, vào trường mà các em muốn học. Điều này là vô cùng quan trọng. Các trường cũng tuyển được thí sinh phù hợp, những thí sinh thực sự muốn gắn bó với ngành nghề đã lựa chọn.

Chia sẻ về việc điểm chuẩn nhiều trường năm nay tăng cao, ông Bùi Anh Tuấn cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng nên nhiều em tự tin đăng ký vào các trường top đầu. Như ở Trường ĐH Ngoại thương, số lượng các thí sinh đăng ký đông gấp đôi năm trước với khoảng 20 nghìn thí sinh.

Bên cạnh đó, năm nay là năm đầu tiên thi hầu hết trắc nghiệm nên phổ điểm cao hơn năm cũng là bình thường; ngưỡng đảm bảo chất lượng vào ĐH nhích lên 0,5 điểm so với năm trước...

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể và khách quan thì năm nay cũng có rất nhiều ngành điểm trúng tuyển chỉ ở mức trung bình.

"Có thể nói, công tác tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương năm nay thuận lợi. Số lượng, chất lượng thí sinh vào trường vẫn ở top đầu, điểm trúng tuyển ở các ngành đào tạo cao hơn so mọi năm".

Hôm nay là ngày đầu tiên các em đến trường nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để nhận giấy báo trúng tuyển. Thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi qua đường bưu điện sẽ nhận giấy báo trúng tuyển qua đường bưu điện. Nhà trường đang tổ chức đón tiếp các em chu đáo ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM" - ông Bùi Anh Tuấn chia sẻ thêm.

"Năm nay là năm đầu tiên chúng ta có những đổi mới quyết liệt trong xét tuyển vào các trường ĐH. Trong đó điểm nhấn là ứng dụng công nghệ thông tin khá triệt để, quy trình xét tuyển hợp lý…

Với phần mềm lọc ảo của Bộ GD&ĐT; các nhóm trường xét tuyển miền Bắc cũng có phần mềm lọc ảo riêng nên tỷ lệ thí sinh ảo năm nay rất ít. Đó là thuận lợi đáng kể trong tuyển sinh của các trường năm nay .

Có thể nói, bước đầu, đứng về phía cơ sở giáo dục, tôi cho rằng cách tuyển sinh năm nay phù hợp với điều kiện các nhà trường Việt Nam và chúng tôi ủng hộ cách thức này".


PGS Bùi Anh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vi khuẩn có thể chống chọi bằng cách mặc áo giáp và dùng bơm công suất lớn đẩy kháng sinh ra ngoài. Ảnh minh họa

Cơ chế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, kháng kháng sinh (AMR) là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt.

Huấn luyện viên Arne Slot và cầu thủ đồng hương Ryan Gravenberch. Ảnh: ITN

Arne Slot và di sản Jurgen Klopp

GD&TĐ - Kế thừa di sản vĩ đại mà Jurgen Klopp đã để lại ở Liverpool dĩ nhiên là một áp lực không hề nhỏ với chiến lược gia còn ít tên tuổi như Arne Slot.

Vữa xây tường lều tang lễ của Quốc vương Ghezo được trộn bằng dầu đỏ, máu người và máu động vật. Ảnh: Ancient-origins.net

'Cung điện máu' Abomey

GD&TĐ - Thời phong kiến, Bénin có tên là Vương quốc Dahomey, được thành lập vào khoảng năm 1600 và phát triển mạnh nhờ vào buôn bán nô lệ.