Chứng sợ hãi có thể chữa khỏi bằng... ánh sáng

Optogenetic là phương pháp kết hợp giữa các kỹ thuật nghiên cứu quang học và di truyền nhằm điều khiển quá trình xử lý thông tin trong não bộ.

Chứng sợ hãi có thể chữa khỏi bằng... ánh sáng

Sợ hãi là một phản ứng cơ bản để con người có thể đối mặt với những nguy hiểm về thể chất và tình cảm. Đây là một dạng tâm lý vô cùng phức tạp có liên quan đến nhiều loại rối loạn khác nhau. Một phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhằm kiểm soát sự sợ hãi là “dập tắt nỗi sợ”. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt liên tục với những kích thích gây ra sợ hãi để dần dần làm quen với nó.

Tuy nhiên, phương pháp này đã được chứng minh sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian và nhiều bệnh nhân đã bị tái phát sau đó. Ki Goosens, phó giáo sư tại khoa não và nhận thức của Viện công nghệ Massachuset đã công bố một nghiên cứu cho thấy các tín hiệu điện trong mạng lưới thần kinh có khả năng điều khiển sự sợ hãi. Nghiên cứu này có thể dẫn đến những bước tiến mới giúp mọi người đối phó với nỗi sợ hãi, lo lắng, và thậm chí là rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Goosens đã xác định được một kết nối giữa các phần của bộ não lưu trữ nỗi sợ hãi và một khu vực lưu trữ những sự kiện mang tính tích cực. Mạng lưới thần kinh này được gọi là mạch BLA-NAC. Câu hỏi chính được đưa ra là phương pháp điều trị dập tắt nỗi sợ liệu có thật sự bổ ích và có những ảnh hưởng lâu dài?

Chung so hai co the chua khoi bang... anh sang - Anh 1

Một con chuột trong phòng thí nghiệm đang được điều trị chống lại nỗi sợ hãi bằng phương pháp Optogenetic. Nguồn ảnh: MIT

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách gây sốc điện những con chuột kết hợp cùng với một loại tiếng ồn đặc thù. Từ đó, mỗi khi nghe lại loại tiếng ồn này, những con chuột sẽ rất sợ hãi. Phương pháp điều trị dập tắt nỗi sợ được đưa ra bằng cách cho các con chuột nghe những tiếng ồn nhiều lần mà không làm sốc điện chúng.

Kết quả các con chuột thật sự đã ngưng sợ những tiếng ồn. Và trong quá trình điều trị mạng lưới thần kinh của khu vực BLA-NAC đã có những dấu hiệu hoạt động rất mạnh.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên những con chuột khác, làm cho chúng bị những nỗi sợ hãi tương tự. Tuy nhiên, thay vì dùng phương pháp dập tắt nỗi sợ, họ lại sử dụng phương pháp quang học và di truyền (optogenetic) nhằm kích thích trực tiếp vào hệ thần kinh khu vực BLA-NAC. Kết quả mang lại rất khả quan và hiệu quả thu được tương đương như dùng phương pháp dập tắt nỗi sợ.

Optogenetics là một kỹ thuật mới được phát triển hướng tới sự kiểm soát các hoạt động của tế bào thần kinh riêng lẻ. Tín hiệu tế bào thần kinh được kích hoạt bởi sự chuyển động của các nguyên tử tích điện, hoặc ion, thông qua các kênh trong màng tế bào.

Một số loại tảo và các sinh vật khác có protein nhạy cảm với ánh sáng, được mã hóa trong DNA bởi các gen đặc biệt. Sử dụng phương pháp từ lĩnh vực liệu pháp gen, các nhà khoa học có thể tiêm những gen này vào tế bào thần kinh của động vật, làm cho các tế bào “bật” hoặc “tắt” để phản ứng với ánh sáng.

Với kỹ thuật optogenetics, các nhà nghiên cứu có thể tiến xa hơn trong việc quan sát hoạt động não để chủ động điều khiển nó. Ví dụ, bằng cách chuyển vào tế bào thần kinh khứu giác, các nhà khoa học có thể tạo ra một kích thích về mùi với ánh sáng - nói cách khác, khi ánh sáng thay đổi thì tế bào thần kinh được kích hoạt cho ta cảm giác về mùi.

Điều trị sợ hãi bằng phương pháp optogenetics hứa hẹn sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng và nhanh chóng về mặt thời gian hơn rất nhiều so với những phương pháp khác.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ