Chuẩn bị triển khai CT và SGK mới: Vững vàng trước “bão”… Covid-19

Chuẩn bị triển khai CT và SGK mới: Vững vàng trước “bão”… Covid-19

Chủ động ứng phó

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Trung Thành – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết: Đến nay, công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chọn SGK lớp 1… để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới vẫn tiến hành theo kế hoạch và chưa có chịu tác động nào từ Covid-19. Năm nay, giáo dục Quản Bạ đặt quyết tâm 100% học sinh HS lớp 1 được học 2 buổi/ngày.

Tuy nhiên, điều ông Nguyễn Trung Thành lo lắng trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn kinh phí của huyện có thể được ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Như vậy, lúc đó ngân sách cho việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị mới để triển khai CT và SGK mới như kế hoạch ban đầu đặt ra có thể bị ảnh hưởng.

Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) cũng thông tin: HS tiểu học tỉnh Lào Cai nói chung và HS tiểu học huyện Bắc Hà nói riêng đã triển khai học 2 buổi/ngày từ lâu, mặt khác các thông tư quy định và hướng dẫn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học 2 buổi/ngày cơ bản không có gì khác nên việc chuẩn bị để thực hiện CT và SGK mới có nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, quá trình chuẩn bị chưa chịu tác động từ Covid-19 trên các mặt.

Mặt khác, việc chọn SGK đã được Phòng GD&ĐT phát sách mẫu để các hội đồng nhà trường tổ chức cho GV đọc và nghiên cứu góp ý kiến. Các hội đồng chọn với số lượng thành viên không nhiều nên không phải tạm dừng công việc này để tránh tập trung số đông người, gây ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ chọn sách.

Ông Phan Hữu Huyện – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT) Quảng Trị cho biết thêm: Công tác chọn SGK lớp 1 được tiến hành đúng tiến độ. Việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn GV sau khi chọn SGK vẫn trong kế hoạch nên chưa chịu tác động. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện nếu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngành Giáo dục và các đơn vị chức năng sẽ điều chỉnh phù hợp để thích nghi với hoàn cảnh, điều kiện chung.

Lên phương án tập huấn trực tuyến

Ảnh hưởng rõ nhất từ dịch Covid-19 mà ngành Giáo dục đối mặt là tập huấn cho GV dạy lớp 1 theo CT và SGK mới. Điều đó đòi hỏi các địa phương phải chủ động về nhân lực và các điều kiện để chuyển sang tập huấn trực tuyến.

  Tập huấn trực tiếp, tương tác giữa người hướng dẫn và GV sẽ dễ dàng hơn, việc tiếp cận vấn đề sẽ linh hoạt, chắc chắn và kĩ càng hơn. Với tập huấn trực tuyến, mọi hướng dẫn, ý kiến phát biểu được chuẩn bị từ trước, có sự thận trọng nhiều hơn là ngẫu hứng, giải quyết những phát sinh từ thực tế đặt ra…  
Ông Nguyễn Văn Lịch

Ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Bình (Yên Bái) khẳng định: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng đến hình thức và hiệu quả tập huấn GV dạy lớp 1 sau khi quy trình lựa chọn SGK hoàn thành. Các buổi tập huấn sẽ không thể triển khai tập trung và trực tiếp cho GV. Ngành GD-ĐT Yên Bình đã tính đến phương án tập huấn trực tuyến nên đã chuẩn bị nhân lực lẫn điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin… Tập huấn trực tuyến cũng phải diễn ra trên quy mô nhỏ, theo từng nhóm và nhiều đợt để tránh tập trung đông người, đảm bảo sức khỏe cho GV tham gia tập huấn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Lịch cũng thẳng thắn cho rằng, tập huấn trực tuyến sẽ hạn chế và không thể mang lại hiệu quả như trực tiếp.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) cho rằng: Nếu bệnh dịch diễn biến phức tạp, khâu tập huấn GV sẽ phải thay đổi về thời gian, cách thức. Như vậy, hiệu quả của tập huấn trực tuyến không thể như trực tiếp.

Theo ông Tiến, khi được tập huấn trực tiếp, GV có vướng mắc gì sẽ trao đổi và được giải đáp cụ thể, GV dễ tiếp vấn đề được truyền tải. Tập huấn trực tuyến việc tương tác, trao đổi giải quyết vướng mắc giữa GV và người hướng dẫn khó khăn hơn, thảo luận nhóm khi cần thiết cũng không thể triển khai tức thì như tập huấn trực tiếp…

Trong trường hợp phải tập huấn trực tuyến, ngành Giáo dục Bắc Hà đã sẵn sàng bởi hệ thống trực tuyến của huyện đã kết nối với 21 xã, thị trấn. Điều quan trọng là đảm bảo phòng, chống dịch cho GV mỗi điểm cầu trực tuyến. Sẽ không được triển khai quá đông về số lượng người (4 - 5 người và ngồi cách xa nhau) và chia thành nhóm nhỏ theo nhiều đợt… - ông Bùi Văn Tiến 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.