Chuẩn bị quy hoạch giáo dục khi sân bay quốc tế Long Thành hoạt động

GD&TĐ - Tỉnh Đồng Nai sẽ quy hoạch cụ thể về đất đai, nhân lực, chương trình cho hoạt động giáo dục khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động.

Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh
Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Chiều 28/2, Đoàn Đại biểu quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 tại Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai.

Theo bà Trương Thị Kim Huệ, Giám đốc Sở GD&ĐT, trong thời gian qua đơn vị đã kịp thời phổ biến, triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đột phá. Tính đến tháng 12/2023, toàn Sở có 49 đơn vị, giảm 14 đơn vị so với năm 2015. Về biên chế năm 2015 là 4.289 người, đến năm 2023 đã giảm 390 người.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập được tinh gọn, đảm bảo phù hợp với phân cấp quản lý Nhà nước và quy định pháp luật; thu gọn đầu mối, giảm số lượng cấp phó tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó số lượng cấp phó đã giảm từ 121 xuống 98 người.

Hiện nay Đồng Nai đang là địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục so với các địa phương khác khi mà tỷ lệ trường ngoài công lập của tỉnh đến với 20,7% so với 6,68% toàn quốc.

Tại buổi giám sát, Sở GD&ĐT đã đưa ra kiến nghị về việc sắp xếp tổ lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở.

Trong đó, sáp nhập các cơ sở không cùng các cấp học nhưng không tăng số lãnh đạo dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.

Sở cũng đề nghị tháo gỡ khó khăn trong việc lập quy trình, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và xử lý cán bộ sao cho thống nhất để địa phương an tâm thực hiện. Ngoài ra vì tính chất là địa phương có tỷ lệ gia tăng cơ học cao, do đó Sở cũng đã đề nghị không tinh giản biên chế cho ngành giáo dục.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng cho rằng thời gian qua lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến 2 ngành là y tế và giáo dục.

Trong đó, Nghị quyết 34 của HĐND tỉnh đã giúp đỡ rất nhiều cho ngành y tế. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành Giáo dục nên xem xét đề xuất nghị quyết riêng cho ngành Giáo dục để chú trọng phát triển nhân tài cho ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai.

Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quản Minh Cường đã nhấn mạnh giáo dục và y tế là hai lĩnh vực rất quan trọng và cần phải quan tâm đặc biệt.

Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là trong điều kiện số lượng trường lớp, sĩ số học sinh của tỉnh rất đông.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng, cần nhìn thẳng vào chất lượng giáo dục phổ thông và kết quả thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế của tỉnh còn hạn chế. Công tác giáo dục vẫn còn nhiều khuyết điểm như số học sinh/ lớp quá đông, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Chất lượng đội ngũ và tình trạng thiếu giáo viên vẫn nghiêm trọng.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quản Minh Cường trao đổi với đại biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quản Minh Cường trao đổi với đại biểu tại buổi giám sát. Ảnh: Phúc Minh

Đồng thời, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng nhấn mạnh rằng đời sống của cán bộ và giáo viên trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều khó khăn. Cần nhanh chóng hoàn thành đề án nâng cao đời sống giáo viên để khuyến khích họ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Quy hoạch cụ thể là đất đai, nhân lực đội ngũ giảng dạy, chương trình đào tạo, nhất là tới đây Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho tỉnh. Đồng thời cũng cần tăng cường xã hội hóa giáo dục để tận dụng sức mạnh của cộng đồng và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh quốc tế, ông Quản Minh Cường cũng đề cập đến việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là xây dựng cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.