Chuẩn bị giáo viên cho năm học mới: Giải pháp tổng thể, dài hơi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thực hiện phương châm: “Nơi nào có học sinh, nơi đó có giáo viên”, ngoài việc phân bổ chỉ tiêu hợp lý, các địa phương cần tuyển dụng đúng và đủ số lượng giáo viên; đồng thời tổ chức sáp nhập điểm lẻ phù hợp điều kiện thực tế. Cùng với đó, quan tâm chăm lo đến chế độ, chính sách đội ngũ nhà giáo...

Ảnh minh họa Internet.
Ảnh minh họa Internet.

TS Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT): Cần có lộ trình, giải pháp dài hơi

TS Vũ Minh Đức.
TS Vũ Minh Đức.

Tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, ngành Giáo dục các địa phương được giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 – 2026; riêng năm học 2022 - 2023 được giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Do năm học mới đã cận kề, để đảm bảo đủ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, bổ sung cho năm học 2022 - 2023.

Tất nhiên, việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên cần thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho cơ sở giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Cùng với việc tuyển dụng, sử dụng biên chế giáo viên, các địa phương cần chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và đồng bộ với giải pháp khác.

GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An: Tránh lãng phí nguồn nhân lực

GS.TS Thái Văn Thành.

GS.TS Thái Văn Thành.

Tỉnh Nghệ An thiếu hơn 7.800 giáo viên mầm non, phổ thông. Vì thế, chúng tôi rất phấn khởi khi có Quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị, cùng với đó là Công văn của Bộ GD&ĐT về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định trên. Các văn bản trên đã tiếp thêm năng lượng tích cực cho đội ngũ thầy, cô giáo, cơ sở giáo dục để toàn ngành có thêm động lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới; trong đó có việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2022 - 2023, Nghệ An được giao bổ sung khoảng 2.800 giáo viên. Chúng tôi tham mưu với UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các huyện, thành phố, thị xã. Tinh thần là ưu tiên những nơi thiếu giáo viên; nhất là vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Trên tinh thần đó, các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển dụng, sử dụng giáo viên theo quy định, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Chúng tôi sẽ giám sát để việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí nguồn nhân lực.

Cùng với vấn đề đội ngũ giáo viên, tỉnh Nghệ An cũng chú trọng sáp nhập các điểm lẻ về điểm trường chính, nhất là với cấp tiểu học nhằm thuận lợi cho việc dạy – học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; trong đó có môn Tin học, Ngoại ngữ…

Hiện, toàn tỉnh có hơn 1.400 điểm trường, chủ yếu rơi vào các huyện vùng núi cao. Theo kế hoạch, mỗi năm, các huyện sắp xếp khoảng 40 - 50 điểm lẻ về điểm trường. Chúng tôi sẽ làm thận trọng, từng bước để việc dồn dịch điểm trường thực sự hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai): Cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà.

Đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu: Đến năm 2025 tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, THCS trên 95%, THPT trên 60% và người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Để đạt được mục tiêu trên, trong 3 năm tới, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước hết, ngành Nội vụ và các cấp chính quyền quan tâm đến đội ngũ giáo viên ở miền núi cả về số lượng, chất lượng và chế độ, chính sách.

Hiện nay, hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc đều thiếu giáo viên. Do vậy, một số địa phương chỉ ưu tiên mở các lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Có địa phương ưu tiên giáo viên để dạy cấp tiểu học và THCS. Điều này đặt ra vấn đề: Trẻ từ 0 đến 4 tuổi ở vùng sâu, vùng xa đối diện với nguy cơ khó có khả năng đến trường. Trong khi lộ trình giai đoạn 2022 - 2026 vẫn thực hiện tinh giản 10% trong đó có đội ngũ giáo viên.

Thực tế cho thấy, với số lượng biên chế thời điểm cuối năm 2021, ngành Giáo dục các tỉnh miền núi phải căng hết sức mới đảm trách được nhiệm vụ. Nếu tiếp tục cắt giảm 10% trong giai đoạn tới sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ học sinh chuyên cần, chất lượng phổ cập giáo dục miền núi, tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

Mặt khác, do điều kiện kinh tế - xã hội của vùng còn khó khăn nên khả năng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao tỷ lệ tự chủ tài chính, giảm số người hưởng lương từ ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực này không nhiều. Do vậy, đề nghị Chính phủ khi giao chỉ tiêu giảm biên chế trong giai đoạn tới không cào bằng tỷ lệ 10% đối với các tỉnh miền núi, vùng cao.

“Việc duy trì sĩ số học sinh của các lớp học, cấp học ở trường miền núi là nhiệm vụ quan trọng. Nếu chỉ riêng tuyên truyền, vận động của ngành Giáo dục và các thầy, cô giáo vẫn chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị tại các cơ sở thông qua công tác vận động, cơ chế giám sát và chế tài cụ thể; trong đó cần phát huy vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản và người có uy tín” - đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.