Chưa dạy bé trước điều này, bố mẹ “muối mặt” khi con vòi vĩnh tiền lì xì

Hành vi thiếu lễ phép của con khi nhận tiền lì xì phần nào phản ánh cách dạy dỗ con của bố mẹ.

Chưa dạy bé trước điều này, bố mẹ “muối mặt” khi con vòi vĩnh tiền lì xì

Tết đến, người vui nhất, háo hức nhất luôn là trẻ nhỏ vì Tết đến không những có quần áo mới, được đi chơi cùng bố mẹ mà còn nhận được phong bao lì xì.

Lì xì cho trẻ nhỏ là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên, khi xã hội ngày càng hiện đại, giá trị đồng tiền ngày càng được coi trọng thì văn hóa lì xì cũng bị biến tướng phần nào.

Có không ít những câu chuyện đã xảy ra trên thực tế về hành xử của trẻ khi nhận lì xì khiến bao người lớn phải suy ngẫm, bởi dẫu cho cùng đó cũng là kết quả của việc bố mẹ chưa uốn nắn con thật kỹ càng.

Những tình huống  khiến bố mẹ “muối mặt” vì chiếc phong bao lì xì

Chị Thùy Hương (32 tuổi, Hà Nội) từng chỉ muốn “tìm một chiếc lỗ mà chui” khi cậu con trai 10 tuổi mở ngay phong bao lì xì trước mặt người lớn và nói lớn “Mẹ ơi chỉ có 50 nghìn thôi, ít thế, con toàn được hơn 100 nghìn cơ mà!” rồi phụng phịu mặt dúi cho mẹ cầm. Quá bất ngờ trước hành động của cậu con trai, chị Hương chỉ biết cười trừ và nhanh chóng chuyển sang câu chuyện khác để chữa cháy.

Một tình huống khác xảy ra không ít là trẻ vòi... lì xì từ người lớn. Chị Minh Trang (34 tuổi, Hà Nội) kể lại câu chuyện Tết năm ngoái, con gái của cô khi hoàn thành xong nghi lễ chào hỏi rất giõng dạc với gia chủ liền chìa bàn tay ra nũng nịu: “Cô lì xì cho cháu đi ạ”. Ngay lúc đó, chủ nhà có chút bối rối vì chưa kịp chuẩn bị phong bao còn chị Minh Trang thì “đứng hình” vì quá ngại với chủ nhà.

Còn rất nhiều nữa những tình huống “xấu xí” của trẻ với văn hóa lì xì, ví dụ như trẻ hồn nhiên đếm tiền lì xì trước mặt khách, vòi vĩnh tiền lì xì có mệnh giá cao hơn, thể hiện ngay thái độ không hài lòng khi chỉ được mừng tuổi tiền có mệnh giá thấp.

Có rất nhiều trẻ giữ tâm lý đi chúc Tết với bố mẹ chỉ để lấy tiền lì xì, có tình huống khi chủ nhà chưa kịp mừng tuổi, trẻ liền quay ra thắc mắc với bố mẹ “Sao cô/chú chưa mừng tuổi cho con?” hoặc hồn nhiên “Thôi nhanh đi nhà khác chúc Tết mẹ ơi cho được nhiều tiền mừng tuổi."

Trẻ khi không được chỉ bảo kỹ càng cũng sẽ có những hành vi thiếu lễ phép khi nhận phong bao lì xì như không nói lời cám ơn, nhận phong bao li xì bằng một tay hay giật lấy tiền mừng tuổi rất nhanh và chạy qua chỗ khác…

Cha mẹ cần uốn nắn con kỹ càng

Hành vi thiếu lễ phép của con khi nhận tiền lì xì phần nào phản ánh cách dạy dỗ con của bố mẹ. Khi đó, bố mẹ là người bị gia chủ đánh giá chứ không phải là trẻ thơ vì thế, bậc phụ huynh cần phải chỉ bảo con kỹ càng về văn hóa nhận tiền lì xì mỗi khi Tết đến.

Dạy cho con về ý nghĩa của việc nhận lì xì đầu năm

Trước hết, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu về tục lệ nhận tiền lì xì đầu năm của ông cha ta. Theo quan niệm dân gian, trẻ em được tặng đồng xu nhỏ gói trong giấy đỏ đẹp, đêm về phải để gói giấy đỏ dưới gối ngủ để tránh quỷ dữ quấy phá.

Dựa vào câu chuyện này, bố mẹ có thể dạy bé cách trân trọng tiền lì xì dù ít hay nhiều hoặc để trẻ không xé phong bao lì xì một cách tùy tiện.

Bố mẹ muối mặt khi con vòi vĩnh tiền lì xì do chưa dạy bé trước điều này!-2

Không nên nhận xét về giá trị của tiền lì xì với con

Muốn con nhỏ không quá coi trọng tiền lì xì thì bản thân bố mẹ cũng không nên sân si về số tiền con được lì xì.

Không thắc mắc, không dè bỉu khi con được nhận tiền mừng tuổi ít hoặc tỏ rõ sự vui mừng khi con nhận được nhiều tiền mừng tuổi.

Bố mẹ cần cư xử chừng mực, dù thế nào cũng dạy con phải trân trọng món quà lì xì mà người lớn gửi trao. Đừng quá coi trọng vấn đề tiền mừng tuổi qua các câu hỏi như “Con được bao nhiêu tiền mừng tuổi rồi?”. “Năm nay, con có nhiều tiền mừng tuổi thích nhé!”…khiến trẻ đặt nặng vấn đề tiền bạc mà quên đi ý nghĩa của tiền lì xì đầu năm.

Dặn dò con phải hành xử thật lễ phép, ngoan ngoãn

Trẻ nhỏ vẫn chưa định hình được đâu là hành động nên là và không nên làm, quan trọng nhất vẫn là bố mẹ phải chỉ dạy con kỹ càng. Khi ở nhà, bố mẹ cần nhắc nhở con về những hành vi không đẹp như: bóc phong bì ngay trước mặt khách, không được chê lì xì ít hay nhiều, cũng không so bì tiền lì xì.

Để làm được điều này thì bố mẹ phải thường xuyên kể cho con ý nghĩa của tiền lì xì đầu năm. Đó là vật bảo vệ con, cho con sức khỏe, chăm ngoan và học hành giỏi giang.

Dạy con cách nhận và nói lời cám ơn khi nhận tiền lì xì

Để hạn chế những hành vi thiếu lễ phép của trẻ, bố mẹ nên hướng dẫn con phải nói lời cám ơn khi được trao lì xì đồng thời phải nhận tiền bằng hai tay.

Những câu chúc Tết ý nghĩa hay hành động lễ phép của bé khi nhận tiền lì xì thế khiến tất cả mọi người ấm lòng trong những ngày đầu năm mới.

Theo Tin tức online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.