Chữa bệnh hiểm nghèo bằng ADN nhân tạo

Các nhà khoa học đã khám phá ra cách chế tạo những sợi ADN nhân tạo, mô phỏng các căn bệnh nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như cúm, Ebola, ung thư hay HIV/AIDS và thử nghiệm dùng chúng để chữa trị chính những căn bệnh đó.
Chữa bệnh hiểm nghèo bằng ADN nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, cách chữa trị như trên có thể là chìa khóa để loại bỏ những căn bệnh nan y hiện nay. Trong thực tế, các thử nghiệm phương pháp này ở người đã bắt đầu và các kết quả được thông báo là tương đối khả quan.

Theo báo Boston News Times, phương pháp chữa trị mới bao gồm cả việc tiêm vào các ADN nhân tạo, mô phỏng bệnh vào cơ thể các bệnh nhân. Việc này sẽ làm khởi phát một "phản ứng miễn dịch" trước bệnh, giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và loại bỏ nguy cơ bệnh nếu phơi nhiễm.

Về cơ bản, cách chữa trị mới được cho là sẽ phát huy tác dụng thông qua dạy hệ miễn dịch nhận ra một protein nhất định tồn tại trong một căn bệnh cụ thể và loại bỏ nó trước khi mầm bệnh khiến người nhiễm phải phát ốm.

Phương pháp chữa trị trên hiện mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. Inovio, một trong những công ty phát triển kỹ thuật mới này, đang nghiên cứu khả năng dùng ADN nhân tạo để tránh cho những phụ nữ bị các tổn thương cổ tử cung mắc ung thư cổ tử cung. 

Tiến sĩ Joseph Kim, lãnh đạo Inovio, cho biết, các kết quả ban đầu đầy hứa hẹn và cách chữa trị này có thể trở thành một "liệu pháp chữa trị ung thư phổ quát".

Quan điểm của tiến sĩ Kim về "liệu pháp chữa trị ung thư phổ quát" căn cứ vào thực tế rằng, 85% các bệnh ung thư có chứa 1 protein có tên gọi hTERT. Bằng cách tiêm một sợi ADN nhân tạo chứa hTERT vào cơ thể bệnh nhân, cơ thể người bệnh sẽ có thể nhận diện và tấn công nó trước khi phát bệnh.

Tiến sĩ Kim nhấn mạnh: "Chúng ta đang tiến gần tới việc cho ra đời một làn sóng biệt dược mới, sẽ thay đổi cách chữa trị ung thư. Các cách tiếp cận mới này sẽ dẫn tới việc chữa trị tốt hơn và an toàn hơn cho những người bị ung thư".

Theo Vietnamnet/ The Inquisitr
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.