Chủ trương xã hội hoá SGK đã thành công bước đầu

Chủ trương xã hội hoá SGK đã thành công bước đầu

Theo Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngai, việc xã hội hoá SGK trong biên soạn, xuất bản sẽ tạo tính cạnh tranh công bằng, tập trung trí tuệ và có được những bộ SGK tốt nhất, phù hợp nhất với việc giảng dạy, thực hiện chương trình mới.

Thực tế, hiên nay đã có 5 Bộ SGK do 3 NXB biên soạn đã được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định, phê duyệt từ chủ trương này. Theo tôi được biết, các cơ sở GD cũng đã nghiên cứu kĩ, lựa chọn khách quan để chọn ra bộ sách tâm đắc và có những đánh giá cao về chất lượng của các đầu sách này. Điều đó cho thấy bước đầu chủ trương xã hội hoá SGK đã thành công.

Như vậy, nếu Bộ GD-ĐT tập trung trí tuệ, nhân lực, vật lực để làm thêm một bộ SGK nữa, là không cần thiết, làm lãng phí ngân sách. Bộ nên sử dụng kinh phí này vào những việc khác hữu ích, thiết thực hơn: phục vụ cho việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hỗ trợ vùng sâu, vùng xa về trang thiết bị... để phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện chương trình mới.

Theo ông Nguyễn Văn Ngai, sở dĩ trước đây NQ 88/2014/QH13, có nêu Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn 1 bộ SGK là nhằm "phòng" trường hợp việc xã hội hoá biên soạn SGK là không thành công như mong muốn. Nhưng nay kết quả đã có câu trả lời, chúng ta đang đi đúng hướng trong xã hội hoá SGK.

Tuy nhiên, không biên soạn một bộ SGK nhưng Bộ GD-ĐT cũng cần chủ động những phương án, kế hoạch để sẵn sàng "ứng phó", làm tốt công tác dự báo với những trường hợp phát sinh trong quá trình xã hội hoá SGK, thực hiện chương trình mới. 

Cần tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện xã hội hoá SGK có những bất cập, khó khăn hay có những việc cần điều chỉnh ra sao. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ