Chú trọng triển khai chính sách bình đẳng giới cấp địa phương

Chú trọng triển khai chính sách bình đẳng giới cấp địa phương

(GD&TĐ) - Ngày 7/3/2012, tại Hà Nội, Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách về bình đẳng giới nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Toàn cảnh diễn đàn Đối thoại chính sách về bình đẳng giới
Toàn cảnh diễn đàn Đối thoại chính sách về bình đẳng giới

Diễn đàn đối thoại năm nay được tổ chức nhằm hưởng ứng chủ đề của Kỳ họp thứ 56 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của LHQ về “Nâng cao quyền năng và vị thế của phụ nữ nông thôn và vai trò của họ trong xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và những thách thức hiện tại.

Tham dự Đối thoại có trên 200 đại biểu là những nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia từ các bộ như: Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Ngân hàng thế giới, một số tổ chức phi Chính phủ cùng nhiều cơ quan báo chí.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam khẳng định, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến bình đẳng giới. Mặc dù phụ nữ nông thôn có những đóng góp to lớn trong sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực trong nước, nhưng nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới vẫn còn hạn chế. Phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực này đang còn chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới cũng như so với phụ nữ ở khu vực thành thị về cơ hội học tập, việc làm, tiếp cận thông tin và thụ hưởng các thành quả của cuộc sống... Bộ trưởng cho rằng, việc đảm bảo các quyền tiếp cận bình đẳng trong các lĩnh vực cho phụ nữ nông thôn là một trong những chiến lược quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của quốc gia.

 Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cũng nêu bật sự hỗ trợ của LHQ trong công tác bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam. Đồng thời, nhấn mạnh việc cần thiết phải củng cố các điều luật và chính sách hiện hành.

Bà Pratibha Mehta nhấn mạnh: Việt Nam đã xây dựng được một khuôn khổ và chính sách pháp luật ấn tượng để thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Bây giờ là lúc hành động để triển khai và củng cố những chính sách, pháp luật và chiến lược này, nhất là ở cấp địa phương.

Cũng tại diễn đàn, Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động của Bộ Lao động – Thưng binh và Xã hội đã chia sẻ những thách thức mà phụ nữ nông thôn phải đối mặt và đưa ra một số khuyến nghị giúp họ vượt qua những thách thức này. Đại diện của Trung ương Hội LHPNVN đã trình bày các hoạt động can thiệp thành công trong việc hỗ trợ phụ nữ nông thôn cấp cơ sở và cam kết tiếp tục hỗ trợ đảm bảo quyền, lợi ích và các cơ hội kinh tế cho phụ nữ nông thôn Việt Nam.

Bên cạnh đó, LHQ cũng trình bày một số kết quả chính từ một số nghiên cứu gần đây về nam tính và bạo lực giới; những cản trở liên quan đến giới của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và bình đẳng giới trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam.

Tin, ảnh: Vũ Thành
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.