Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc tại Thái Nguyên

GD&TĐ - Ngày 9/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Cùng tham dự có ông Lê Văn Thành, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc…

Về phía tỉnh Thái Nguyên có bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Thái Nguyên, năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt 6,5%, cao gấp 2,5 lần toàn quốc, sản xuất công nghiệp đạt 840 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đứng thứ tư toàn quốc, thu ngân sách 18.000 tỷ đồng. Công tác phòng chống dịch đạt kết quả tốt, giữ vững vùng xanh an toàn trong phòng chống dịch.

Tỉnh đã lựa chọn chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đạt được những kết quả đáng phấn khởi, chỉ số CCHC xếp thứ 6 toàn quốc. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt tỷ lệ gần 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3/9 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới.

Lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống Nhân dân được nâng cao. 9 tháng đầu năm 2022 các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả cao. Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 được triển khai tích cực.

Việc thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn một số khó khăn khi quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn trong công tác phát triển đảng viên, đặc biệt trong khu công nghiệp còn ít. Bên cạnh đó, một số chủ trương nghị quyết chậm được cụ thể hóa, việc xây dựng các công trình còn dàn trải, một số cán bộ lãnh đạo còn chưa bắt kịp sự phát triển, có tâm lý e ngại.

Về tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Định Hóa, hiện nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện ủy, UBND huyện Định hóa đang tích cực chỉ đạo, chủ động triển khai các giải pháp để xây dựng huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023.

Đây là tâm huyết, trách nhiệm, tình cảm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với huyện Định hóa. Đến tháng 9 năm 2022, có 5 xã của huyện Định Hóa cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện đang tập trung chỉ đạo 3 xã nông thôn mới nâng cao, 6 xã theo kế hoạch đạt nông thôn mới hoàn thành thêm 4 đến 5 tiêu chí/xã, huyện đạt thêm 4 tiêu chí trong năm 2022. Tổng nguồn vốn của đề án đã xác định là 1363,9 tỷ đồng thấp hơn kế hoạch hơn 500 tỷ đồng do 3 nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương giảm so với dự kiến.

Nhân dịp này, tỉnh Thái Nguyên mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ các nguồn lực để tỉnh có điều kiện nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; quan tâm bố trí nguồn vốn thực hiện Nghị quyết số 11 về phát triển các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đề nghị Bộ Công Thương đẩy nhanh quy hoạch mạng lưới điện 8, tạo điều kiện để Thái Nguyên phát triển hệ thống điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, đề nghị sớm được phê duyệt Quy hoạch tỉnh làm cơ sở để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Thái Nguyên tiếp tục rà soát các chương trình, nghị quyết, kế hoạch công tác để bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp thực tế, với tư duy, tầm nhìn, cách thức mới. Tập trung toàn lực hoàn thiện Quy hoạch tỉnh một cách tối ưu nhất, tiếp tục tiếp thu ý kiến các bộ, ngành Trung ương, cập nhật các quy hoạch của quốc gia, quy hoạch vùng để bổ sung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp phát triển, tỉnh cần tiếp tục thu hút đầu tư mạnh mẽ, theo hướng chọn lọc, tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ, kết nối giữa các doanh nghiệp. Tỉnh cần quan tâm nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị phải gắn với kinh tế đô thị, gắn đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng đề án dịch chuyển cơ cấu lao động, tăng cường phát triển công nghiệp địa phương. Phát triển mạnh các hình thức kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh, phát triển tiềm năng cây chè thành sản phẩm thế mạnh. Quan tâm hỗ trợ phát triển các xã nghèo, xã vùng ATK.

Ngoài ra, chú ý phát huy thế mạnh nguồn nhân lực hiện có, phát huy thế mạnh, kết quả đạt được, khắc phục hạn chế yếu kém, làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022, đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đảng bộ phải tăng cường đoàn kết, thực hiện đúng các nguyên tắc xây dựng Đảng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.