Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Công tác đối ngoại của Quốc hội tiếp tục có chuyển biến căn bản

GD&TĐ - Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, sáng 16/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên toàn thể về đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Bộ Ngoại giao đã tổ chức phiên họp quan trọng và ý nghĩa này để cùng bàn bạc, trao đổi về những định hướng, biện pháp phát triển quan hệ đối ngoại của đất nước, trong đó có ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã phát huy vai trò là kênh đối ngoại quan trọng, phát huy lợi thế vừa mang tính đối ngoại Nhà nước, vừa mang tính nhân dân sâu sắc, đóng góp quan trọng vào thành công chung trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam có quan hệ song phương ở kênh đối ngoại Quốc hội với 140 nước. Trong hơn hai năm qua, Quốc hội đã đón trên 60 đoàn nghị sĩ các nước thăm Việt Nam, trong đó có trên 30 đoàn cấp Chủ tịch Quốc hội/ Chủ tịch Thượng viện/Chủ tịch Hạ viện, đồng thời, Quốc hội Việt Nam cũng đã cử hơn 40 đoàn đi thăm và làm việc tại các nước.

Đề cập đến vai trò lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội đã tích cực thảo luận, xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các đạo luật tạo hành lang pháp lý thiết thực với tầm nhìn dài hạn, thúc đẩy hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu và toàn diện… 

Các chuyến thăm không chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác nghị viện, mà còn góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, KH-CN, văn hóa, GD-ĐT, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc vận động, tranh thủ sự ủng hộ của Nghị viện các nước đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích của đất nước…

Đối ngoại Quốc hội đã từng bước được nâng tầm từ tham gia sang chủ động đóng góp xây dựng và hiện nay đang đẩy mạnh việc đề xuất sáng kiến và định hình luật chơi theo hướng thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế và bảo đảm cục diện khu vực được định hình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực trong những năm tới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cần xác định rõ vị thế, tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại Quốc hội trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động ngoại giao nghị viện để phục vụ và bảo đảm lợi ích của quốc gia, của dân tộc.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế…

Các cơ quan của Quốc hội, đầu mối là Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và Bộ Ngoại giao cần phối hợp tốt trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Quốc hội; thúc đẩy và giám sát triển khai thực thi các thỏa thuận và cam kết quốc tế…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...