Chủ tịch Quốc hội: Không nên lấy sự việc cụ thể phủ nhận kết quả, nỗ lực của một ngành, địa phương

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tranh luận với ý kiến của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), đại biểu Lê Thị Thanh Xuân cho rằng: Chúng ta, những người có mặt ở đây đều là sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam. Tôi cho rằng, cần có những đánh giá tích cực về ngành Giáo dục, bên cạnh hạn chế, để có cái nhìn khách quan, toàn diện.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân nhấn mạnh: Không thể phủ nhận, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà của nước ta không ngừng nâng cao. Mặt bằng, trình độ dân trí tăng lên, năng suất lao động được cải thiện và Việt Nam có khả năng hội nhập tốt với thế giới.

Mặt khác, hiện nay, ngành Giáo dục đang thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đã là đổi mới thì có tìm tòi, thử nghiệm nên đương nhiên có thiếu sót.

“Chính vì vậy, tôi rất mong đại biểu có những ý kiến góp ý mang tính xây dựng, hiến kế cho ngành Giáo dục” – đại biểu Xuân chia sẻ.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk).
Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk).

Cho rằng những phát biểu chưa thực sư có tính xây dựng có thể tác động đến dư luận xã hội, có cái nhìn bi quan, thiếu tích cực về ngành Giáo dục, đại biểu Xuân cũng cho rằng, điều đó có thể làm tổn thương hàng triệu nhà giáo, tạo ra hoài nghi của phụ huynh, học sinh đối với ngành giáo dục nước nhà.

“Tôi rất mong đại biểu lưu ý và chia sẻ với khó khăn của ngành Giáo dục” – đại biểu Lê Thị Thanh Xuân nói.

Ngay sau phát biểu của đại biểu Lê Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, không nên lấy sự việc cụ thể để phủ nhận kết quả, nỗ lực của ngành, của đơn vị, địa phương. Chúng ta cần có đánh giá khách quan, tạo dư luận đúng đắn, tốt hơn cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ