Trải qua nhiều thăng trầm, tưởng chừng có lúc đã biến mất khỏi đời sống văn hóa Việt Nam. Trong nỗ lực tìm khôi phục lại dòng tranh quý, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của di sản văn hóa này, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa cùng cộng sự đã làm sống lại dòng tranh như đúng vị thế của nó trong dòng chảy chung của tranh dân gian Việt Nam.
Năm 2019 là năm Kỷ Hợi theo cách gọi của người dân Việt là năm con Lợn, mời độc giả cùng Báo Giáo dục và Thời đại ngắm hình ảnh độc đáo về “chú ỉn” trong dòng tranh Kim Hoàng và những ứng dụng của nó trong đời sống đương đại.
|
Họa tiết của tranh lợn dân gian Kim Hoàng được ứng dụng vào chất liệu tạo hình hiện đại. |
|
Tranh lợn bạc được các nghệ nhân tác chế khéo léo và lấy nguyên tác từ dòng tranh dân gian truyền thống. |
|
Tranh lợn Kim Hoàng được khắc mảng và in bằng khuôn úp, in 4 màu tạo hình in sắc nét, tươi sáng đó là nét độc đáo ít bắt gặp ở dòng tranh dân gian khác. |
|
Bộ lì xì vẽ tay hình lợn giúp cho mọi người dễ dàng tương tác và làm quen với dòng tranh này. |
|
Bộ lì xì lợn |
|
Bộ lịch tết lợn của dòng tranh Kim Hoàng. |
|
Lợn trong quan niệm văn hóa Việt Nam, là loài vật ôn hòa. Có thể thấy, dù ở thể loại nào, hay chất liệu gì, qua bàn tay tài hoa các nghệ nhân cũng hiện lên vô cùng sinh động và đáng yêu. |
|
Sỏi chặn giấy, mang hình chú lợn đáng yêu, một trong những ứng dụng sáng tạo của nhóm tác giả. |