Chủ động các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trong văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh (CBQL, GV, NV, HS), gia đình HS và cộng đồng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, HS và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực, xâm hại.

Tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, HS đạt hiệu quả; phổ biến, công khai về nội dung kế hoạch, quy chế phối hợp, các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực, xâm hại trẻ em.

Phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để thực hiện kế hoạch hiệu quả. Lựa chọn, bồi dưỡng và cử GV có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục HS; quan tâm các em HS cá biệt, HS yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và can thiệp, hỗ trợ, xử lý (theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý) kịp thời khi có các tình huống bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, HS. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục kỷ luật tích cực cho CBQL, GV, NV.

Thường xuyên nắm bắt tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của HS, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học; tích cực nêu gương người tốt, việc tốt, đề cao sự gương mẫu của các thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.