Chồng mới cưới quá rạch ròi chuyện tiền nong: Vợ ốm nặng vẫn phải tự trả viện phí

Nhiều lần đi chơi nhà họ hàng phía gia đình tôi, tôi mua bán gì anh đều thản nhiên như không liên quan. Còn khi đi thăm hỏi ai phía nhà anh, anh rất sốt sắng việc trả tiền…

Tôi với anh đang sống theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung” chứ không phải là một gia đình. (ảnh minh hoạ -bestie.vn).
Tôi với anh đang sống theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung” chứ không phải là một gia đình. (ảnh minh hoạ -bestie.vn).

Chúng tôi yêu nhau được 1 năm thì cưới. Lúc đang yêu, nếu đi chơi chung với nhau, khi thì anh trả tiền, lúc thì tôi trả. Tôi nghĩ chuyện ấy là bình thường vì ai tiện thì trả, chứ không hề tính toán, so đo. Còn khi cưới nhau, anh và tôi sẽ góp chung tiền để cùng lo cho tổ ấm và con cái.

Nhưng ngay những tháng đầu tiên về nhà chồng, tôi đã khá ngạc nhiên vì nhiều lần về thăm bố mẹ tôi, hay đi chơi nhà họ hàng phía gia đình tôi, tôi mua bán gì anh đều thản nhiên như không liên quan.

Còn khi đi thăm hỏi ai phía nhà anh, anh rất sốt sắng việc trả tiền, tôi muốn trả anh cũng nhất quyết không chịu.

Có lần tôi bị ốm phải vào viện, anh chở tôi đến viện khám và tất cả mọi khoản thanh toán viện phí, anh không mảy may để ý mà coi đó là việc của tôi.

Tôi khá buồn vì nghĩ mình đang ốm đau, anh thanh toán tiền viện phí cho vợ thì cũng có vấn đề gì đâu.

Tôi cứ ấm ức mãi và quyết định nói chuyện với anh. Tôi cứ tưởng anh sẽ có lý do nào đó thuyết phục, chẳng hạn lúc đó túi anh không đủ tiền, nhưng anh thản nhiên nói rằng, chúng tôi nên rõ ràng ngay từ đầu thì sau này sống lâu dài với nhau sẽ cảm thấy thoải mái, không phải dằn hắt nhau về chuyện tiền nong.

Hiện giờ chúng tôi đang là vợ chồng son, chưa phải nuôi ai thì tốt nhất tiền ai người ấy giữ. Còn nếu mua một món đồ gì lớn trong nhà hay đến khi có con cái thì cả hai sẽ cùng đóng góp.

Hai chúng tôi đều có gia đình người thân, đều muốn chăm sóc và thể hiện sự quan tâm, thì tốt nhất tự mình mua quà thăm hỏi họ, để người này không phải è dè với người kia, mà người thân của mình lại được thăm hỏi chu đáo.

Nghe anh nói tôi thực sự ngạc nhiên vì gia đình tôi không có cách sống như vậy. Tôi có cảm giác, tôi với anh đang sống theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung” chứ không phải là một gia đình.

Tôi tâm sự với hội bạn thân thì chúng bảo, anh sống như thế là văn minh, dễ sống. Tôi khá hoang mang nhưng dù sao tôi cũng không thích kiểu vợ chồng sống với nhau như vậy.

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

GD&TĐ - Đại diện EU đã thừa nhận về tiêu chuẩn kép của châu Âu, điển hình là trong xử lý các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas.
Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…