Chồng bán nhà, đòi tự tử vì vợ "nghiện" mua sắm

Chứng nghiện mua sắm không chỉ là “nỗi khổ” của riêng các chị em phụ nữ mà còn là nỗi ám ảnh đối với các… anh chồng.

Ngày nay, việc tiêu tiền trở nên quá dễ dàng cùng với sự phổ biến của các công cụ thanh toán online và thẻ tín dụng. Cũng vì thế, có ngày một nhiều người mất kiểm soát với chi tiêu cá nhân và dẫn đến những câu chuyện "khóc không thành tiếng" như dưới đây:

Anh Liu Cheng, 37 tuổi (đến từ Hạ Môn, Phúc Kiến) trước nay có thu nhập tốt, với khoảng 10.000 NDT mỗi tháng (khoảng 35 triệu đồng). Vợ chồng anh cùng con trai sống trong căn hộ hơn 200m2 trong trung tâm thành phố. Cuộc sống của gia đình anh tưởng như rất tốt.

Cuối tháng 8/2017, Liu Cheng nhận được điện thoại yêu cầu trả nợ. Khi về nhà anh hỏi vợ thì cô đã không dám nói sự thật. Cuối cùng vợ anh thú nhận, trong 2 năm qua, cô đã chi rất nhiều tiền để mua hàng online.

Không chỉ dành 300.000 nhân dân tệ tiền gửi ngân hàng, cô còn vay 200.000 nhân dân tệ từ người thân để mua sắm đồ. Sau khi không còn ai để vay, cô chuyển sang dùng hết 17 thẻ tín dụng. Tổng số nợ lên tới gần 5 tỷ đồng.

Phòng thay đồ có hơn 300 chiếc quần jeans, 200 đôi giày, hơn 50 áo khoác lạnh và vô số áo thun của vợ Liu Cheng.

Sau khi biết được khoản nợ khổng lồ đó, anh Liu quyết định bán căn hộ khu vực trung tâm thành phố.

Chia sẻ về vụ việc, một bác sĩ ở địa phương cho biết, vợ anh Liu đã bị "nghiện" mua hàng online và cần gặp bác sĩ để điều trị tâm lý.

Tương tự, Wang, 29 tuổi, ở Tứ Xuyên ngồi trên nóc nhà 33 tầng tối 10/11/2019, định tự tử vì vợ nợ hàng trăm nghìn tệ, trong khi thu nhập chỉ vài nghìn tệ.

Nhận được tin báo, cảnh sát địa phương đã đến hiện trường để thuyết phục người đàn ông này.

Cảnh sát thuyết phục Wang từ bỏ ý định tự tử và đưa anh này rời sân thượng tầng 33. Ảnh: Sohu.

Wang kể với cảnh sát, trong hai năm liền, mỗi tháng gia đình mình chỉ chủ yếu sống dựa vào vài nghìn tệ. Tuy nhiên, Zhan Moumou, vợ Wang lại là người mắc chứng nghiện mua sắm trực tuyến. Chồng khuyên can, nhưng cô này không nghe lời. Đặc biệt, sau khi sinh con vào năm 2018, mức độ mua sắm online bằng các khoản vay của Zhan càng tăng lên.

Theo Ruth Engs, giáo sư ngành khoa học sức khỏe Đại học Indiana, đã và đang dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu tình trạng nghiện mua sắm và tiêu xài của con người, thì những người nghiện mua sắm kỳ thực bị hấp dẫn bởi cảm giác hưng phấn mà hoạt động mua sắm mang lại và tác động lên não của họ.

Mỗi khi mua được một món đồ ưng ý, não của họ tiết ra các endorphin và dopamine - chất dẫn truyền thần kinh gắn liền với mọi chứng nghiện của con người.

Việc điều trị chứng nghiện mua sắm đòi hỏi sự tiếp cận vấn đề từ nhiều phía thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. "Bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và những người thân thiết. Bên cạnh đó, cá nhân tôi đề xuất bạn nên bắt đầu bằng việc tham vấn bác sĩ tâm lý", giáo sư Engs chia sẻ.

Các chuyên gia tâm lý thường ưa chuộng các liệu pháp nhận thức - hành vi đối với những bệnh nhân cần được tư vấn về việc khắc phục các vấn đề tài chính của họ".

Theo lời ông Jon Grant, giáo sư chuyên ngành tâm thần tại đại học Minnesota, việc chữa trị về tâm lý tương đối phức tạp, thông thường mất khoảng từ 6 tháng đến một năm mới đem lại hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này có thể là cảm giác cô độc, thiếu sự quan tâm từ gia đình, hoặc từ một chứng nghiện khác như nghiện ăn, ma túy, hay thậm chí là sex. Vì vậy, phương pháp điều trị cơ bản tìm một thú vui khác thay thế, giúp họ bù đắp sự thiếu hụt về tình cảm.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.