Chọn Đức hay Hà Lan để du học

Chọn Đức hay Hà Lan để du học

Có rất nhiều người ngoài khu vực EU từng học tập, sinh sống và làm việc ở Đức và Hà Lan đã coi những nơi này là nhà của họ. Và rất có thể bạn cũng sẽ như vậy.

Những ngành học nổi tiếng

Theo Bảng xếp hạng học thuật của các trường đại học thế giới năm 2018, Hà Lan có 12 và Đức có không dưới 38 trường trong 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Điều mang lại cho Hà Lan lợi thế hơn là nhiều chương trình dạy tiếng Anh và giáo viên nói tiếng Anh bản ngữ.

Trong khi đó, thế mạnh của Đức là ngành kỹ thuật, những bằng cử nhân phổ biến nhất ở Đức là: Kỹ sư cơ khí; kinh doanh quốc tế; báo chí và truyền thông; khoa học xã hội.

Không ai có thể đánh bại Hà Lan tại các chương trình liên quan đến quản lý tài nguyên nước, nhưng cũng có những lựa chọn khá tốt về công nghệ thông tin hoặc khách sạn. Một số chương trình tốt nhất ở Hà Lan là khoa học máy tính và công nghệ thông tin; khách sạn, giải trí và thể thao; kỹ thuật tổng hợp; nghệ thuật tự do.

Cuộc sống sinh viên

Cả hai quốc gia đều tự hào về cơ sở vật chất tuyệt vời, các sự kiện văn hóa, địa điểm lịch sử và cuộc sống về đêm thú vị. Nhưng có một số khác biệt cơ bản.

Người Đức coi trọng thói quen và lịch trình của họ. Giáo sư trong trường đại học cũng không ngoại lệ. Trở thành một sinh viên tại trường học tại Đức, bạn nên làm quen với việc tuân thủ thời gian.

Đức là một đất nước rộng lớn và là điểm đến được nhiều sinh viên yêu thích nên bạn sẽ gặp rất nhiều sinh viên quốc tế khác, nhưng bạn cũng có thể hòa nhập với những người địa phương. Nếu thích buổi dã ngoại, bạn có thể khám phá những địa điểm như: Con đường lãng mạn trung tâm thành phố cổ của Düssre; Bảo tàng Städel ở Frankfurt; Rừng Đen ở Freiburg.

Giống như Đức, Hà Lan có một cộng đồng sinh viên quốc tế phát triển, thân thiện và cởi mở với những người mới đến. Kỹ năng tiếng Anh khiến việc kết bạn trở nên hoàn hảo, nhưng nếu bạn muốn tìm cách kết bạn với họ, bạn cũng nên học tiếng Hà Lan.

Học phí và chi phí sinh hoạt

Khi nói đến thực tiễn cuộc sống ở một trong hai quốc gia này, chúng ta phải nói rằng mức chi phí ở Đức tốt hơn một chút. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chỗ ở giá cả hợp lý và chất lượng tại đây.

Dưới đây là một số điểm chính bạn nên tính đến: Chi phí sinh hoạt ở Đức: 800 – 1.200 euro/tháng. Chi phí sinh hoạt ở Hà Lan: 800 – 1.200 euro/tháng.

Các trường đại học công lập tại Đức không thu học phí đối với sinh viên EU và nhìn chung mức phí thấp đối với sinh viên không thuộc EU / EEA (khu vực kinh tế châu Âu). Ở Hà Lan, giáo dục đại học gần như miễn phí cho sinh viên Hà Lan, nhưng có phí cho sinh viên EU và ngoài EU.

Tuy nhiên, nếu đến từ một quốc gia EU / EEA hoặc Suriname và bạn bắt đầu học cử nhân tại một trường đại học công lập ở Hà Lan vào năm 2018 - 2019, bạn sẽ chỉ phải trả một nửa học phí trong năm đầu tiên. Điều này có nghĩa là trong năm đầu tiên của nghiên cứu, phí của bạn sẽ chỉ là 1.030 euro.

Văn hóa và lối sống

Người Đức cung cấp những gì họ hứa, vì vậy khoảng 90% những gì bạn nghe về họ là đúng. Họ cũng rất thân thiện. Bạn có thể không biết điều đó, nhưng người Đức là những fan hâm mộ lớn của các câu lạc bộ như: Thể thao, hát, đi bộ đường dài, thậm chí câu lạc bộ chăn nuôi.

Thách thức của văn hóa Đức là ngôn ngữ. Người Đức trẻ nói và hiểu tiếng Anh, nhưng phần còn lại không phải là người hâm mộ ngoại ngữ. Họ sẽ cởi mở giúp bạn học tiếng Đức hơn là giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn.

Trong khi đó, hơn 90% người Hà Lan nói tiếng Anh, Hà Lan cũng là một điểm đến sinh viên yêu thích bởi vì người địa phương rất cởi mở và thân thiện. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng, bởi người Hà Lan thích những người phù hợp với khuôn mẫu.

Cơ hội việc làm

Kiếm một công việc làm thêm trong lúc đi học hoặc một công việc sau khi bạn tốt nghiệp tại một trong những quốc gia này không bao giờ dễ dàng, đặc biệt nếu bạn đến từ bên ngoài EU. Bạn cần có giấy phép làm việc trong cả hai tình huống.

Hơn nữa, giấy phép làm việc của sinh viên ở cả hai quốc gia này chỉ cho phép bạn làm việc bán thời gian trong các học kỳ của trường.

Nhiều sinh viên Hà Lan làm việc bán thời gian. Tuy nhiên, việc xin giấy phép lao động và tìm việc sau khi bạn tốt nghiệp ở Hà Lan sẽ khó khăn hơn. Còn môi trường làm việc của Đức nghiêm túc hơn một chút. Giờ làm việc là giờ làm việc. Facebook hay tin đồn nơi công sở không phải điều họ quan tâm.

Trên thực tế, khi người Đức đi làm việc ở nước ngoài, họ bị sốc về cách mọi người có xu hướng vượt qua vấn đề riêng tư trong công việc.

Người Đức coi trọng thời gian rảnh của họ. Vì vậy, khi công việc kết thúc nghĩa là nó thực sự kết thúc. Không có email công việc và cuộc gọi một khi bạn ra khỏi văn phòng. Một thách thức có thể có trong vấn đề tìm việc ở Đức - khi còn là sinh viên hoặc tốt nghiệp - là hầu hết các công việc đều yêu cầu bạn phải nói tiếng Đức.

TheoBachelorsportal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.