Choáng với hệ thống giao thông tại một hòn đảo ở Indonesia

GD&TĐ - Những người nước ngoài từng sống và làm việc ở Java, Indonesia, đã choáng với hệ thống giao thông ở đây.

Java của Indonesia là một trong những hòn đảo đông dân nhất thế giới
Java của Indonesia là một trong những hòn đảo đông dân nhất thế giới

Java là một trong những hòn đảo tạo nên đất nước Indonesia. Hòn đảo có diện tích rất lớn, khoảng 138.794 km2, đứng thứ 13 trên thế giới.

Java là nơi có đông đúc dân cư nhất, lên đến gần 140 triệu người, chiếm gần 60% dân số Indonesia.

Java là nơi sinh sống của gần 140 triệu người.

Java là nơi sinh sống của gần 140 triệu người.

Java có cảnh quan đa dạng bao gồm núi lửa, đồng bằng màu mỡ và đường bờ biển dài.

Java hiện có một số núi lửa đang hoạt động, bao gồm Núi Merapi và Núi Bromo.

Năm 2017, công ty vận tải Uber, phối hợp với Tập đoàn tư vấn Boston, đã công bố một nghiên cứu tiết lộ rằng, các tài xế ở Jakarta mất trung bình 22 ngày kẹt xe một năm.

Con số này cao hơn nhiều thành phố lớn khác ở châu Á, nơi mà trung bình các tài xế phải trải qua khoảng 19 ngày kẹt xe.

John Colombo, người đứng đầu chính sách công và các vấn đề chính phủ của Uber Indonesia, cho biết: “Trong một ngày, các tài xế ở Jakarta mất trung bình 68 phút kẹt xe khi tham gia giao thông và 21 phút để tìm chỗ đậu xe”.

Về khó khăn trong việc tìm chỗ đậu xe, nghiên cứu cho thấy, 74% người dân Jakarta đã bỏ lỡ các sự kiện quan trọng như tiệc cưới, cuộc hẹn với bác sĩ, phỏng vấn xin việc và đám tang.

Java là một trong những hòn đảo đông dân nhất thế giới

Java là một trong những hòn đảo đông dân nhất thế giới

Ngoài ra, hòn đảo còn có một lịch sử phong phú với bằng chứng về các vương quốc cổ đại, chẳng hạn như các đế chế Tarumanagara, Sailendra và Majapahit, có ảnh hưởng đáng kể ở Đông Nam Á.

Đây cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa và lịch sử, bao gồm các di sản thế giới được UNESCO công nhận là đền Borobudur và Prambanan.

Hòn đảo này có nhiều điểm tham quan tự nhiên đa dạng như Công viên Quốc gia Bromo Tengger Semeru, Cao nguyên Dieng, cùng nhiều bãi biển và cảnh quan núi lửa khác nhau.

Java có mạng lưới giao thông đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt và sân bay. Cảng chính của hòn đảo là Tanjung Priok ở Jakarta.

Các thành phố như Jakarta và Bandung có hệ thống giao thông công cộng rộng khắp, phổ biến là xe buýt và tàu hỏa. Tuy nhiên, với mật độ dân số đông, giao thông đã trở thành trở ngại cho những ai sống ở đây.

Những người nước ngoài từng sống và làm việc ở Java đã cảnh báo mọi người về hệ thống giao thông.

Một người nước ngoài cho biết: "Tôi khuyên bạn không nên lái xe qua Java. Tôi là người Mỹ đã từng sống ở Java và Bali trong 14 năm. Hãy thuê một người lái xe và đi tàu thì tốt hơn".

Hòn đảo đông dân khiến tài xế phải nếm trải 22 ngày kẹt xe một năm

Hòn đảo đông dân khiến tài xế phải nếm trải 22 ngày kẹt xe một năm

Du khách khác nhận xét: "Trải nghiệm tồi tệ nhất của tôi trên đường ở Java (không phải tôi lái xe) là những chiếc xe buýt, xe tải và container khổng lồ đi qua và lạng lách trên những con đường nông thôn chật hẹp, chưa kể những chiếc xe máy len lỏi trong dòng xe cộ.

Bạn cũng sẽ phải đối phó với những con đường hẹp được dùng chung với xe chở thức ăn chăn nuôi, v.v. Đó sẽ không phải là một chuyến lái xe thư giãn chút nào".

Theo Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ