Cho trẻ con sử dụng thiết bị công nghệ bao nhiêu thời gian là đủ?

GD&TĐ - Đối với nhiều bậc cha mẹ trong kỷ nguyên số, cuộc chiến thời gian xem tivi và sử dụng thiết bị công nghệ của con trẻ đã trở thành một phần tất yếu đáng lo ngại của cuộc sống.

Cho trẻ con sử dụng thiết bị công nghệ bao nhiêu thời gian là đủ?

Bất kể là một cậu bé 3 tuổi giận dỗi khi bị tước mất chiếc iPad, cô bé 7 tuổi xem YouTube cả ngày, những đứa trẻ 9 tuổi đòi hỏi có điện thoại riêng, hay những cô cậu 14 tuổi không thể rời mắt khỏi Instagram, mỗi một giai đoạn nhi đồng và thiếu niên đều đi kèm với những thử thách khả năng làm cha mẹ khác nhau.

Vài năm gần đây xuất hiện nhiều lời khuyên nhủ xung quanh khái niệm quota thời gian tiếp cận với phương tiện thông tin xã hội theo kiểu 2 tiếng đồng hồ một ngày, nhiều hơn thế chắc chắn có hại cho con trẻ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) vẫn khuyến cáo thời lượng tiếp xúc với các chương trình chất lượng cao cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 1 giờ, nhưng cũng khuyến khích cha mẹ tạo ra các giới hạn cố định về thời gian sử dụng công nghệ và chia sẻ thời gian đó cùng với trẻ.

Hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng về việc 4 giờ chơi game vào ngày chủ nhật có vấn đề gì không hay 3 phiên sử dụng iPad dài 20 phút có tốt hơn 1 tiếng đồng hồ nghịch máy liên tục.

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy được giải tỏa khi nhận được thông tin về những nghiên cứu gần đây cho thấy, không phải thời gian mà chính bản chất của việc sử dụng công nghệ mới đóng vai trò quyết định, bao gồm chuyện xem TV, theo dõi mạng xã hội, chơi game, liên lạc qua WhatsApp hay xem iMovie.

Jocelyn Brewer, một nhà tâm thần học chuyên nghiên cứu về khái niệm "nuôi dưỡng số" (digital nutrition) so sánh điều này với việc ăn kiêng, tức là thay vì quan tâm tới số lượng calories (hay thời gian sử dụng), hãy quan tâm tới thực đơn.

"Chúng ta dùng các thiết bị công nghệ để dỗ dành trẻ con sẽ tạo nên thói quen xấu lệ thuộc vào chúng để giải quyết các vấn đề cảm xúc không tốt cho một đứa trẻ (hay một thiếu niên, hoặc cả người lớn)".

Một cuộc nghiên cứu thực hiện bởi Viện Internet Oxford và Đại học Cardiff (Anh) trên 20.000 cặp vợ chồng được công bố cuối năm 2017 nhận định rằng, không có mối liên hệ nào giữa việc hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ và sự phát triển của trẻ.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Andrew Pryzbylski cho biết: "Các kết quả cho thấy bối cảnh gia đình, cách thức phụ huynh đưa ra quy định sử dụng công nghệ, hay họ chủ động tham gia cùng con cái, có tác động nhiều hơn thời gian sử dụng thực tế".

Một cuộc khảo sát khác thực hiện bởi Đại học Michigan (Mỹ) trên đối tượng là trẻ con từ 4 tới 11 tuổi tìm ra kết quả tương tự và kết luận "cách chúng sử dụng thiết bị, chứ không phải thời gian mới là yếu tố chỉ thị lớn nhất về trạng thái tình cảm và vấn đề xã hội có liên quan tới hội chứng nghiện công nghệ".

Hầu hết các nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm hạn chế thời gian sử dụng đã lỗi thời nhưng việc dùng nhiều vẫn có hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe và tâm trạng.

Không phải công nghệ chỉ có tác động xấu tới trẻ con khi mà mạng Internet và trò chơi điện tử có thể đem lại niềm vui, kết nối xã hội và tạo ra cơ hội sáng tạo cho chúng. AAP khẳng định: "Các lợi ích đã được chứng minh từ sử dụng mạng xã hội và công nghệ số bao gồm việc tiếp thu sớm, tiếp cận với ý tưởng mới và tri thức, tăng cơ hội giao lưu và hỗ trợ lẫn nhau".

Tựu chung, thời gian sử dụng công nghệ không xấu, và những giới hạn hợp lý dao động khác nhau phụ thuộc vào hành vi và tính cách của trẻ. Phụ huynh nên đảm bảo những thứ con mình sử dụng và theo dõi là chất lượng tốt, phù hợp với lứa tuổi và an toàn, tham gia cùng thì càng tốt, thay vì kiểm soát từng phút một.

Chuyên gia Jocelyn Brewer nhấn mạnh: "Điều quan trong là sự cân bằng giữa thế giới online và offline, giữa chơi và học, ở những gia đình khác nhau, và những đứa trẻ khác nhau, là khó để đánh đồng. Nếu không thể tiếp cận với công nghệ thì cũng có ảnh hưởng không tốt tới trẻ. Do vậy, cần xác định mức độ phù hợp với cách tiếp cận của từng phụ huynh".

Theo ICT News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Sa cùng học trò trong giờ học. Ảnh: Phạm Tâm

'Phép màu' cho học sinh khuyết tật

GD&TĐ - Mỗi ngày đến lớp, các giáo viên tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An lại miệt mài, thầm lặng tạo nên những “phép màu”.

Minh họa/INT

Giải pháp đột phá giải ngân vốn

GD&TĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 115/CĐ-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn.