Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật

Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật

Tại phiên họp hôm nay, Chính phủ đã thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, việc thực hiện Nghị quyết triển khai thi hành Luật Quy hoạch.

Về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các thành viên Chính phủ thảo luận về 9 nội dung như tiêu chí phân loại dự án; làm rõ tiêu chí đối với dự án khẩn cấp, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư; thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn; phân cấp quản lý vốn đầu tư công…

Đối với dự án Luật này, Thủ tướng nêu rõ tinh thần: Tăng cường trách nhiệm của cơ quan điều hành, cơ quan hành pháp. Chính phủ có trách nhiệm chi tiêu đúng quy định, xử lý đúng quy trình pháp luật. Công tác chuẩn bị đầu tư vô cùng quan trọng, phải xác định được nguồn vốn và tập trung được khâu này.

Về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Chính phủ thảo luận về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau gồm thời hạn của hộ chiếu phổ thông không gắn chip điện tử và có gắn chip; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân…

Thủ tướng cho rằng, việc gắn chip hộ chiếu chỉ là giải pháp công nghệ để quản lý, không ảnh hưởng đến giá trị hộ chiếu, do đó, hộ chiếu có gắn chip hay không đều có thời hạn như nhau, không quá 10 năm.

Các đại biểu dự phiên họp
Các đại biểu dự phiên họp

Đây cũng là kinh nghiệm chung của các nước. Thủ tướng nhất trí phương án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia chung về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân. Bộ Công an cần thống nhất với Bộ Ngoại giao về cơ chế phối hợp quản lý, chia sẻ, khai thác dữ liệu, bảo đảm hiệu quả, thông suốt.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề phân cấp, phân quyền, yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm, với tinh thần là triệt để cải cách hành chính, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tăng cường hậu kiểm.

Việc gì địa phương làm tốt hơn, cấp dưới làm nhanh hơn, mà vẫn bảo đảm kiểm soát tốt quyền lực thì phân cấp, không ôm đồm lên Trung ương, lên cấp trên.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự án luật, báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội.

Chính phủ cũng thảo luận về thực hiện Nghị quyết triển khai thi hành Luật Quy hoạch. Thủ tướng nhấn mạnh, phải tích hợp quy hoạch, bỏ bớt quy hoạch không cần thiết.

Cần làm đúng thẩm quyền, công khai, minh bạch rõ hơn, để không xảy ra tiêu cực, lách quy hoạch, chạy quy hoạch. Quy hoạch phải tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân. Cần phối hợp tốt trong lập quy hoạch.

Tại phiên họp, Thủ tướng đã cho ý kiến về một số nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.