Chiêu cho bé ngủ trưa nhanh nhất mẹ nào cũng nên biết

Ngủ trưa là thói quen tốt cần hình thành ngay từ khi trẻ mới chào đời. Do đó, bố mẹ cần tập dần thói quen này bằng những mẹo sau.

Chiêu cho bé ngủ trưa nhanh nhất mẹ nào cũng nên biết

Nghiên cứu của Đại học Sheffied (Anh) và Đại học Bochum (Đức) đã tiến hành kiểm tra 216 bé trong độ tuổi từ 6 tháng đến 1,5 tuổi. Các bé học trong 4 tiếng với nhiều kiến thức, một nửa số bé ngủ nhiều, một phần trẻ ngủ dưới 30 phút, còn một nửa các bé không ngủ.

Ngày hôm sau các chuyên gia phát hiện, những bé ngủ nhiều hay thức không nhớ gì. Nhưng các bé ngủ khoảng 30 phút hay ngủ ngắn có thể nhớ 1/2 số kiến thức đã tiếp thu được.

Theo các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu, với trẻ học mẫu giáo, giấc ngủ trưa rất quan trọng. Nếu ngủ trưa càng ít thì tập trung càng kém. Ngủ trưa còn rất quan trọng với phát triển trí lực của trẻ.

Chieu cho be ngu trua nhanh nhat, khong me nheo, me nao cung nen biet - Anh 1

Trẻ sơ sinh, trước 1 tuổi

Ở lứa tuổi này, trẻ chưa định hình được giờ ngủ như người lớn. Trẻ có thể ngủ gật hoặc ngủ sâu từ 15 phút đến vài tiếng. Sau đó trẻ có thể chơi hoặc ngủ tiếp.

Để tránh việc trẻ thức ban đêm, mẹ có thể cho trẻ chơi cùng để bé quên đi buồn ngủ vào những khoảng giờ bé thức.

Đến 3 tháng tuổi

Bé ngủ khoảng 3-4 lần trong ngày, có lúc thời gian ngủ kéo dài lên đến 2 tiếng. Phụ huynh lưu ý không nên để trẻ ngủ quá lâu, nhớ cho trẻ thức dậy sớm để ăn sữa mẹ tránh bị đói.

Đến 1 tuổi

Trẻ bắt đầu có giấc ngủ trưa. Thời gian ngủ của bé ngắn khoảng 1 tiếng sau giờ ăn trưa. Buổi sáng trẻ cũng có thể ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Đến 16-18 tháng

Bé ngủ như người lớn, giấc ngủ trưa là duy nhất vào ban ngày. Trẻ sẽ ngủ từ 1-2 tiếng, có thể ngủ 3 tiếng. Nếu bé ngủ lâu hơn 3 tiếng cần đánh thức trẻ hoặc chú ý trẻ có bị mệt hay không.

Trẻ đi học mầm non

Khi trẻ đã đi học mẫu giáo đến lớp 1, giấc ngủ trưa kéo dài từ 1-2 tiếng. Càng lớn lên có thể trẻ ngủ ít đi.

Để trẻ có thể ngủ trưa ngon giấc, phụ huynh cần chú ý:

- Gần đến giờ ngủ trưa của con, không cho con chơi các đồ chơi điện tử như điện thoại, iPad, máy tính xách tay hoặc xem các chương trình mà trẻ quá yêu thích hoặc hài hước. Bởi điều này dẫn đến trẻ khó đi vào giấc ngủ.

- Bữa ăn trước khi ngủ phải nhẹ nhàng. Không nên ép trẻ ăn quá no hoặc ăn những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ. Khi ăn những đồ ăn này khiến cho trẻ bị đầy bụng, khó ngủ. Cũng như người lớn, nếu ăn quá no, sau khi ăn xong sẽ cảm giác ì ạch.

- Sau bữa ăn trưa, không cho trẻ nằm ngủ ngay dễ dẫn đến nôn trớ. Cho trẻ nghỉ từ 15-30 phút rồi cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc bố mẹ hát ru để đưa trẻ vào giấc ngủ.

- Không gian phòng ngủ cũng là yếu tố giúp trẻ có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Nếu giường ngủ cạnh cửa sổ nên kéo rèm che hoặc khép bớt cửa sổ để tránh gió hoặc giảm ánh sáng trong phòng. Ban đêm trẻ ngủ giường nào thì ban ngày cũng ngủ ở giường đó, giảm bớt cảm giác lạ giường cho trẻ.

- Khi chuẩn bị cho trẻ đi ngủ, bố mẹ nên tắt âm thanh của chuông cửa hoặc đặt điện thoại ở chế độ rung hay im lặng, giảm bớt tiếng tivi. Không tạo ra tiếng động quá lớn khiến bé bị giật mình, rất khó ngủ lại.

- Nếu bố mẹ hoặc ông bà có thời gian hoàn toàn có thể đưa trẻ vào giấc ngủ bằng hát ru hoặc đọc truyện cổ tích cho bé.

- Xây dựng nếp ngủ trưa cho bé cũng là điều mà phụ huynh cần lưu tâm. Không nên ép trẻ đúng nghiêm ngặt giờ giấc nhưng phải duy trì đều đặn mỗi ngày.

Phụ huynh không nên để trẻ sao nhãng việc ngủ trưa 2-3 hôm rồi mới bắt đầu tập lại sẽ rất khó khiến trẻ làm quen trở lại. Ban đầu trẻ có thể mè nheo nhưng dần dần sẽ đi vào thói quen như một nền nếp.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ