Chiềng Khương nỗ lực cán đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

GD&TĐ - Những năm qua, xã Chiềng Khương không ngừng nỗ lực, huy động sức dân, phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2025.

Đường xá được bê tông hoá, giúp người dân đi lại và chăn nuôi phát triển kinh tế thuận lợi.
Đường xá được bê tông hoá, giúp người dân đi lại và chăn nuôi phát triển kinh tế thuận lợi.

Vận động người dân hiến đất…

Chiềng Khương là xã biên giới đầu tiên của của huyện Sông Mã đạt chuẩn nông thôn mới 2017 và cũng là xã đầu tiên của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2, theo bộ tiêu chí nông thôn mới. Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), diện mạo nông thôn ở Chiềng Khương đã thay đổi rõ rệt, đời sống bà con các dân tộc nơi đây không ngừng phát triển.

Con đường bê tông vào bản Quyết Thắng, rộng rãi chạy qua những khu vườn trồng xoài, nhãn... trĩu quả. Đây là một trong những bản đi đầu trong phong trào làm đường giao thông nông thôn mới của xã. Hiện nay, tuyến đường trục chính vào bản và các tuyến đường quanh bản được cứng hóa 100%, rất thuận tiện cho việc đi lại của người dân.

Trên căn nhà sàn rộng rãi, xung quanh rợp mát bóng cây ăn trái, ông Lò Văn Hởi, dân tộc Thái, chia sẻ: “Trước kia việc đi lại rất khó khăn, nhất là những ngày mưa. Từ ngày có phong trào XDNTM, đường trong bản đã được bê tông cứng hoá, vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi. Tôi đã hiến gần 400m2 để xây dựng trường học và mở rộng đường đi lại trong bản”.

Người dân góp công cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Người dân góp công cùng chính quyền địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Xã Chiềng Khương có 23 bản, với 2.779 hộ dân là đồng bào dân tộc Kinh, Thái, Xinh Mun và Khơ Mú cùng chung sống. Đây là xã biên giới của huyện Sông Mã, với hơn 20 km đường biên giới tiếp giáp với Lào. Chiềng Khương là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Sơn La về đích nông thôn mới, có thể nói đây là kết quả của việc nhiều cách làm hay, sáng kiến mới được triển khai, nhân rộng ở các địa phương vùng biên, vùng đồng bào dân tộc tại Sơn La.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM, xã Chiềng Khương đã huy động trên 70 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hơn 47 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 23 tỷ đồng, hơn 31.000 ngày công, hiến trên 12.000 m2 đất hoàn thành 170 tuyến đường giao thông nội bản, dài gần 50 km; tất cả các bản đã xây dựng được nhà văn hóa.

Chiếc cầu treo được xây dựng kiên cố tạo điều kiện cho bà con đi lại thuận tiện.

Chiếc cầu treo được xây dựng kiên cố tạo điều kiện cho bà con đi lại thuận tiện.

Ông Lưu Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khương cho biết: Việc thực hiện XDNTM được người dân trong xã đồng tình và ủng hộ rất cao. Xã luôn xác định xây dựng các tiêu chí nông thôn mới, điều cốt lõi là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để đạt được điều này, chính quyền xã đã có những cách làm sáng tạo. Ông Cường cho biết: “Xã được tỉnh Sơn La chọn là điểm trong XDNTM giai đoạn 2010 – 2020, tuy nhiên xã đã về đích trước 3 năm vào tháng 7/2017. Trong công tác tuyên truyền, chúng tôi và Đồn Biên phòng Chiềng Khương đã cùng nhau tuyên truyền, vận động người dân hiến đất và góp ngày công để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, Đồn Biên phòng đã kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, hoàn thành tiêu chí”.

Từ khi Chiềng Khương cán đích nông thôn mới 2017 đến nay, người dân đã cùng chính quyền xã nỗ lực XDNTM nâng cao.

Từ khi Chiềng Khương cán đích nông thôn mới 2017 đến nay, người dân đã cùng chính quyền xã nỗ lực XDNTM nâng cao.

Phấn đấu cán đích nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025

Trong quá trình thực hiện chương trình XDNTM, Chiềng Khương đặc biệt quan tâm đến việc huy động sức dân, bởi mục đích chính của chương trình này là phục vụ cho người dân, bản thân và chính gia đình của họ. Thông qua các buổi tuyên truyền, bà con thấy được kết quả của việc XDNTM gắn liền với cuộc sống hàng ngày, nên người dân ủng hộ công sức rất cao.

Cùng với đó, chính quyền xã đã nhân rộng mô hình cán bộ, đảng viên phụ trách chi bộ bản, thường xuyên đến bản cùng và triển khai hướng dẫn cho bà con. Đồng thời lấy đảng viên đi đầu, tiên phong trong việc tuyên truyền, xây dựng các mô hình kinh tế. Từ đó, giúp người dân thay đổi nhận thức để áp dụng vào cuộc sống nhanh và hiệu quả hơn.

“Chúng tôi xác định giai đoạn 2025, xã sẽ về đích xã nông thôn mới nâng cao, 50 - 70% các bản hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu. Qua khảo sát, đánh giá thực tế, xã chúng tôi đã đạt 11/16 tiêu chí XDNTM nâng cao. Chúng tôi cho rằng sự ủng hộ của bà con, góp công, góp sức làm đường, xóa đói giảm nghèo đã tạo nên kết quả XDNTM của xã.” – Ông Cường thông tin.

Không chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xã Chiềng Khương còn vận động người dân trồng nhãn trên đất dốc phát triển kinh tế.
Không chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xã Chiềng Khương còn vận động người dân trồng nhãn trên đất dốc phát triển kinh tế.

Thông qua việc chuyển đổi sản xuất, phát triển cây ăn quả... đồng bào các dân tộc ở Chiềng Khương đã thay đổi thói quen sản xuất, phát triển đời sống. Từ đó, góp phần vào quá trình thực hiện chương trình XDNTM để đưa diện mạo nông thôn ở các bản vùng cao, vùng khó khăn đang đổi thay từng ngày. Nổi bật nhất trong XDNTM ở Chiềng Khương là phong trào hiến đất làm đường giao thông lan rộng ra toàn xã, tiêu biểu là bản Quyết Thắng, bản Búa, bản Híp... Xã đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, các bản đăng ký hoàn thành đổ bê tông đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, xã Chiềng Khương đã phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo phụ trách các bản trực tiếp tuyên truyền, vận động bà con đóng góp ngày công lao động, vật liệu và hiến đất làm đường. Để hoàn thành 170 tuyến đường giao thông nội bản, dài gần 50km, người dân trong xã đã đóng góp hơn 31.000 ngày công lao động, gần 1.500 m³ cát, hiến trên 12.000 m² đất, chặt hơn 600 cây nhãn, xoài để mở rộng tuyến đường.

Từ lâu nay, người dân xã Chiềng Khương đã trồng nhãn trên đất dốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ lâu nay, người dân xã Chiềng Khương đã trồng nhãn trên đất dốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bản Quyết Thắng là một trong những bản đi đầu trong việc vận động người dân đóng góp, hiến đất làm đường của xã Chiềng Khương. Ông Nguyễn Văn Uyển, Trưởng bản cho biết: “Năm 2013, xã phát động phong trào làm đường giao thông, Chi bộ bản đã đưa nội dung này vào nghị quyết, chỉ đạo Ban Quản lý bản đăng ký thực hiện với xã. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã đến từng gia đình tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc đổ bê tông tuyến đường; vận động bà con đóng góp tiền, góp công lao động tham gia làm đường”.

Để tiết kiệm chi phí, vật liệu, Ban quản lý bản Quyết Thắng đã huy động người dân tự khai thác cát, sỏi ở sông Mã. Đến hết năm 2015, bản đã đổ bê tông hóa 6 tuyến đường nội bản, dài gần 3 km, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các tuyến đường còn lại dẫn vào nhà văn hóa bản, với tổng chiều dài hơn 1 km. Để mở rộng đường, bà con đã tự nguyện hiến hơn 5000 m² đất. Tiêu biểu là gia đình các ông: Vũ Văn Thừa hiến hơn 600 m², Trần Văn Tựa hiến 550 m², Lò Văn Hởi hiến 400 m², Nguyễn Văn Uyển hiến 500 m²... Hiện, bản Quyết Thắng đang phấn đấu xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu.

Cửa khẩu xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã nơi giao lưu hàng hoá với nước CHDCND Lào.

Cửa khẩu xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã nơi giao lưu hàng hoá với nước CHDCND Lào.

Về Chiềng Khương hôm nay, đi trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp, cảm nhận được sự chung sức đồng lòng của người dân cũng như sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền xã trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. Cùng với đó, điều dễ dàng nhìn thấy diện mạo nông thôn mới không ngừng được đổi thay, đời sống của bà con các dân tộc được nâng lên rõ rệt.tạo thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.