Cấu trúc đề thi không mới
Ngày 22/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ở các môn, trong đó có Địa lí. Các thí sinh có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Dưới góc độ chuyên môn, cô Nguyễn Diệu Linh - giáo viên môn Địa lí Trường THPT Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội) nhận định, về tổng quan, đề tham khảo môn Địa lí năm 2024 vẫn theo tinh thần, cấu trúc, mức độ phân hóa như đề thi tốt nghiệp năm 2023.
Cô Nguyễn Diệu Linh, giáo viên môn Địa lí Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. |
Về mức độ, đề minh họa có phần nhẹ nhàng với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp (dễ đạt điểm 5), phân loại tốt với học sinh dùng môn Địa lí để xét tuyển Đại học, nhất là ở 8 câu cuối.
Về cấu trúc: 40 câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, chủ yếu thuộc chương trình lớp 12 (95% - 38 câu hỏi) và một phần nhỏ thuộc chương trình lớp 11 (5% - 2 câu). Phần kiến thức lí thuyết gồm 21 câu chiếm 52,5%; phần kĩ năng gồm 19 câu chiếm 47,5%.
Về phổ điểm: Phổ điểm chủ yếu từ 5 - 7; ít điểm từ 9 - 10; điểm 10 tuyệt đối vẫn ít.
Phân tích chi tiết đề:
NỘI DUNG, CHỦ ĐỀ | TỔNG SỐ CÂU | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | GHI CHÚ | ||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
KĨ NĂNG | Atlat | 15 | 41 | Trang 19 | |||
42 | Trang 9 | ||||||
44 | Trang 27 | ||||||
45 | Trang 22 | ||||||
46 | Trang 28 | ||||||
47 | Trang 9 | ||||||
48 | Trang 26 | ||||||
49 | Trang 4-5 | ||||||
54 | Trang 17 | ||||||
56 | Trang 21 | ||||||
57 | Trang 29 | ||||||
58 | Trang 15 | ||||||
60 | Trang 23 | ||||||
61 | Trang 14 | ||||||
62 | Trang 25 | ||||||
Bảng số liệu | 2 | 51 | Nhận xét | ||||
72 | Chọn dạng | ||||||
Biểu đồ | 2 | 43 | Nhận xét | ||||
80 | Xác định nội dung | ||||||
LÍ THUYẾT | Vị trí ĐL | 1 | 70 | ||||
Tự nhiên | 3 | 52, 53 | Sử dụng & bảo vệ TN | ||||
76 | Đặc điểm TN | ||||||
Dân cư | 2 | 64 | Bài 16,18 | ||||
66 | Bài 17 | ||||||
Chuyển dịch CCKT | 1 | 63 | Bài 20 | ||||
NGÀNH | 7 | 67,69 | Nông nghiệp | ||||
55,59 | Công nghiệp | ||||||
65 | |||||||
68 | Dịch vụ | ||||||
78 | |||||||
VÙNG | 7 | 77 | TD, MN Bắc Bộ | ||||
75 | Đồng bằng sông Hồng | ||||||
74 | Bắc Trung Bộ | ||||||
79 | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||||||
71 | Tây Nguyên | ||||||
50 | Đông Nam Bộ | ||||||
73 | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||||
TỔNG SỐ CÂU | 40 | 20 | 10 | 6 | 4 | ||
TỈ LỆ (%) | 100.0 | 50.0 | 25.0 | 15.0 | 10.0 |
Về nội dung kiến thức: Tỉ lệ chủ đề vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước, vẫn bao gồm tất cả các kiến thức về vị trí địa lí, địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và địa lí kinh tế (ngành và vùng) của Việt Nam.
Về mức độ: Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chiếm 25%, đảm bảo phân hóa tốt thí sinh. Các câu hỏi mang tính phân loại cao tập trung chủ yếu vào phần Địa lí các vùng kinh tế.
Chiến thuật để làm tốt bài thi Địa lí
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26-28/6. |
Theo cô Nguyễn Diệu Linh, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Ở mỗi chủ đề, học sinh cần nắm vững nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết.
Thí sinh nên biết cách xác định từ khóa, các hình ảnh gợi nhớ và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý... tránh tình trạng học tủ nhưng không hiểu bản chất.
Các em nên luyện tập nhiều phần kĩ năng để thuần thục các kĩ năng sử dụng Atlat, kĩ năng bảng số liệu và kĩ năng bản đồ giúp các em giải quyết được gần 50% các câu hỏi trong đề. Kĩ năng Atlat cần được đặc biệt lưu tâm, rèn luyện thường xuyên, gắn kiến thức trong sách với kênh hình giúp các em nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn.
Giai đoạn nước rút, học sinh cần tăng cường luyện đề theo ma trận đề minh họa, rèn luyện kĩ năng làm bài, thử sức với nhiều dạng câu hỏi để có được phản xạ tốt lúc làm bài thi. Ưu tiên làm những câu hỏi ở mức độ hiểu, biết, tận dụng tối đa Atlat để trả lời các câu hỏi trong đề; sử dụng phương pháp loại trừ với các câu hỏi mới (khó) trong đề.
Điều quan trọng không kém là các em phải có một tâm lý thật vững vàng, chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt để sẵn sàng đối diện với kỳ thi quan trọng này ở phía trước. Giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ phải đảm bảo khoa học. Tránh tình trạng thức quá khuya và dậy quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Học sinh nên áp dụng chế độ vận động, tập luyện thể thao phù hợp để có một thể chất tốt trước kỳ thi.