Chiến sự Ukraine: Những diễn biến quan trọng của ngày thứ 12

GD&TĐ - Cùng nhìn lại những sự kiện chính trong cuộc tấn công của Nga vào hôm nay (7/3), cũng là ngày thứ 12 của cuộc giao tranh.

Chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp diễn.
Chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp diễn.

Nga mở hành lang nhân đạo. Hãng thông tấn Internfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này sẽ ngừng bắn và mở hành lang nhân đạo tại một số thành phố của Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev vào 10 giờ sáng (giờ địa phương) vào hôm nay.

Các hành lang cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi ở các thành phố Kharkiv, Mariupol và Sumy. Diễn biến này được cho là theo yêu cầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và theo tình hình hiện tại ở các thành phố đó.

Những trận chiến khốc liệt. Cố vấn Oleksiy Arestovich của Tổng thống Ukraine cho biết các lực lượng Nga đã tăng cường pháo kích vào các thành phố Ukraine ở trung tâm, phía bắc và phía nam của đất nước.

“Làn sóng mới nhất của các cuộc tấn công bằng tên lửa diễn ra khi trời tối” – ông nói trên đài truyền hình Ukraine và mô tả một tình huống “thảm khốc” ở các vùng ngoại ô Kiev của Bucha, Hostomel và Irpin – nơi các nỗ lực sơ tán cư dân đều thất bại. Các cuộc sơ tán cũng thất bại ở Mariupo ở phía nam và Volnovakha ở phía đông vì bị pháo kích.

Nỗ lực ngoại giao. Thủ tướng Israel Naftali Bennett cho biết đất nước của ông sẽ tiếp tục cố gắng làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine ngay cả khi thành công có vẻ khó xảy ra.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn ở Ukraine, mở các hành lang nhân đạo và ký kết một hỏa thuận hòa bình, văn phòng của ông cho biết.

Thêm nhiều công ty bỏ hoạt động ở Nga. Dịch vụ giải trí trực tuyến toàn cầu Netflix, các công ty kế toán hàng đầu KPMG và PWC và công ty dịch vụ tài chính American Express đã cắt đứt quan hệ với Nga khi xung đột với Ukraine leo thang.

Các thông báo này theo sau một động thái tương tự của một số công ty phương Tây khác, bao gồm Nike, Ikea, Zara và Hermes. Họ đã đóng cửa, văn phòng hay dừng hoạt động do hạn chế thương mại và hạn chế nguồn cung khiến gia tăng áp lực chính trị buộc họ phải ngừng kinh doanh tại Nga.

Mỹ và đồng minh châu Âu thảo luận cấm nhập khẩu dầu của Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ và đồng minh châu Âu đang thăm dò việc cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trong khi đó, Nhà Trắng đã phối hợp với các ủy ban quốc hội quan trọng tiến hành lệnh cấm của chính họ. Châu Âu phụ thuộc vào Nga về dầu thô và khí đốt tự nhiên nhưng đã trở nên cởi mở hơn với ý tưởng cấm các sản phẩm của Nga trong 24 giờ qua – một nguồn tin của Reuters cho biết.

Ngoài ra, Nhật Bản – quốc gia coi Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 5 - cũng đang thảo luận với Mỹ và Liên minh châu Âu về việc có thể cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Xếp hạng tín dụng của Nga tụt hạng. Công ty Moody’s đã cắt xếp hạng tín dụng của Nga với lý do các biện pháp kiểm soát vốn của ngân hàng trung ương có khả năng hạn chế thanh toán nợ nước ngoài của quốc gia và dẫn đến vỡ nợ. Công ty xếp hạng tín dụng này cho biết quyết định của họ được “thúc đẩy bởi những lo ngại nghiêm trọng xung quanh sự sẵn sàng và khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ của Nga”.

Tuần trước, ngân hàng trung ương đã tạm dừng thanh toán. Ngày 2/3 họ cho biết đã cấm thanh toán bằng phiếu giảm giá cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoản nợ có chủ quyền bằng đồng rúp.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ